So sánh thuế phí và lệ phí giống và khác nhau ở điểm nào sẽ giúp bạn hiểu và tuân thủ đúng pháp luật. Khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp các khái niệm rất dễ nhầm lẫn như thuế, phí hay lệ phí. Vậy làm thế nào để phân biệt phí và lệ phí, so sánh thuế và phí lệ phí? Tất cả sẽ được MAN – Master Accounting Network giải đáp trong bài viết sau đây.
Các định nghĩa liên quan thuế phí và lệ phí
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu các khái niệm thuế, phí và lệ phí được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành. Những thông tin sau đây sẽ hữu ích cho doanh nghiệp, kiểm toán cũng như kế toán thuế.
Thuế là gì?
Theo Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019, thuế được định nghĩa rõ ràng như sau:
“Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.”
Phí là gì
Căn cứ trên Điều 3 Luật phí và lệ phí năm 2015 thì khái niệm về phí được hiểu như sau:
“Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.”
Lệ phí là gì?
Điều 3 Luật phí và lệ phí năm 2015 cũng đưa ra giải thích cụ thể về thuật ngữ lệ phí:
“Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.”
Tính chất và mục đích của thuế phí và lệ phí
Khi so sánh tính chất, mục đích của thuế, phí và lệ phí ta có thể kết luận như sau:
– Thuế là khoản đóng góp mang tính quyền lực, nó chiếm đến 90% nguồn thu ngân sách nhà nước. Nếu không thu thuế, nhà nước sẽ không thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Thuế là một trong các khoản thu không phải bồi hoàn trực tiếp mà các cá nhân, tổ chức bắt buộc phải nộp cho nhà nước để phục vụ mục đích chung của toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho những công việc cấp bách của Nhà nước.
Ví dụ về thuế: Thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu…
– Phí và lệ phí đều là các khoản tiền mà các cá nhân, doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước khi làm một dịch vụ nào đó. Việc quy định mức phí và lệ phí nhằm đảm bảo sự bình đẳng, minh bạch và công bằng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
Ví dụ về phí và lệ phí:
- Phí sát hạch lái xe, phí thăm quan…
- Lệ phí cấp căn cước công dân, lệ phí trước bạ…
So sánh thuế phí và lệ phí điểm giống và khác nhau
Như đã nói ở trên, đôi khi những khái niệm thuế, phí và lệ phí thường bị nhầm lẫn với nhau. Vì vậy dưới đây MAN sẽ lập bảng so sánh thuế với phí và lệ phí để bạn đọc dễ dàng theo dõi:
Khía cạnh so sánh | Thuế | Phí | Lệ phí | |
Giống nhau | Đều là những khoản thu mang tính pháp lý mà các cá nhân, doanh nghiệp phải nộp để đóng góp cho ngân sách Nhà nước. | |||
Khác nhau | Khái niệm | Thuế là khoản thu có tính chất cưỡng chế mà Nhà nước yêu cầu các cá nhân, tổ chức phải nộp cho ngân sách nhà nước khi đáp ứng những điều kiện nhất định. Đây là những khoản thu không có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho các đối tượng nộp thuế. | Phí là khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức phải trả nhằm bù đắp cơ bản chi phí và có tính chất phục vụ khi được các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Nhà nước và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công. | Lệ phí là khoản thu vừa có ý nghĩa động viên sự đóng góp ngân sách Nhà nước, vừa có mục đích phục vụ cho người nộp lệ phí khi thực hiện một số thủ tục hành chính. |
Ưu điểm | Được xác định dựa trên nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mức thu nhập của người nộp thuế
Đảm bảo tính công bằng xã hội |
Người nộp phí, lệ phí được hưởng phần lợi ích của dịch vụ
Giúp cho ngân sách địa phương và nhà nước có thêm nguồn thu từ những người ở nơi khác đến |
||
Nhược điểm | Có thể tạo ra gánh nặng cho các cá nhân, doanh nghiệp | Luôn ở mức cố định nên sẽ gây bất lợi đối với những người có thu nhập thấp
Chi phí tuân thủ và chi phí quản lý quá cao |
||
Cơ sở pháp lý | Pháp lệnh, Nghị quyết, các luật Thuế (Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân…) | Luật phí và Lệ phí năm 2015 | Luật phí và Lệ phí năm 2015
Được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật (Quyết định, Nghị định), được ban hành bởi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
|
Mục đích | Thuế được chia thành nhiều loại, mỗi loại lại phục vụ những mục đích khác nhau. Mỗi sắc thuế sẽ được đặt tên gọi phản ánh đối tượng tính thuế. | Nhằm bù đắp cơ bản chi phí và có tính chất phục vụ khi được các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Nhà nước và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công. | Không dùng để bù đắp chi phí. | |
Vai trò đối với nền kinh tế | Thuế giúp duy trì sự công bằng trong xã hội, sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, góp phần điều chỉnh lại các hoạt động quản lý, sản xuất – kinh doanh, định hướng sự phát triển kinh tế.
Thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, góp phần hình thành nên chính sách tài chính quốc gia. |
Phí là khoản thu không đáng kể, chỉ đủ để chi trả cho công việc phát sinh từ phí. | Lệ phí trước hết có mục đích là bù đắp chi phí hoạt động của những cơ quan cung cấp các dịch vụ công như: Dịch vụ hải quan, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu/sử dụng tài sản, dịch vụ công chứng… | |
Tính bắt buộc | Có tính chất bắt buộc đối với cơ quan thu thuế cũng như đối tượng phải nộp thuế. | Chỉ có tính chất bắt buộc nếu người nộp phí/lệ phí trực tiếp thừa hưởng dịch vụ được cung cấp bởi Nhà nước. | ||
Tính đối giá và hoàn trả trực tiếp | Thuế không có tính đối giá và không được hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Ngược lại, thuế sẽ được hoàn trả gián tiếp qua các hoạt động đáp ứng lợi ích của người nộp như: Phúc lợi xã hội, hoạt động công ích, xây dựng cơ sở hạ tầng… | Có tính đối giá rõ ràng, được hoàn trả trực tiếp cho người nộp phí và lệ phí thông qua kết quả thực hiện dịch vụ công.
Ví dụ: Khi nộp lệ phí xin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thì, người nộp lệ phí sẽ được cấp Giấy chứng nhận mang tên mình. |
||
Phạm vi áp dụng | Phạm vi áp dụng của thuế là không giới hạn.
Mức thuế là như nhau giữa các vùng lãnh thổ và các đối tượng chịu thuế. Hầu hết mọi cá nhân, tổ chức đều phải nộp thuế. |
Phí được quy định cụ thể với từng địa phương, địa bàn.
Chỉ thu phí khi tổ chức, cá nhân yêu cầu sử dụng dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp. |
Các mức lệ phí cũng được áp dụng khác nhau tùy từng địa bàn, địa phương.
Cá cá nhân, tổ chức phải nộp lệ phí khi sử dụng dịch vụ công được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước. |
|
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận | Cơ quan thuế nhà nước (Tổng cục thuế, Chi cục thuế) | Cơ quan nhà nước
Đơn vị sự nghiệp công lập Tổ chức, cơ quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao việc cung cấp dịch vụ công |
Cơ quan nhà nước | |
Nguyên tắc xác định mức thu | Dựa trên nhiều yếu tố như:
– Thu nhập bình quân đầu người trong cả nước Việt Nam; – Tình hình ngân sách của nhà nước Việt Nam; – Tình hình phát triển của kinh tế quốc gia. |
Được xác định cơ bản đảm bảo bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ
Ngoài ra còn cân nhắc đến một số yếu tố như: Sự bình đẳng, minh bạch, công khai, công bằng về quyền và nghĩa vụ công dân Chính sách phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia theo từng thời kỳ |
Được quy định từ trước, không có mục đích bù đắp chi phí
Có mục đích đảm bảo sự bình đẳng, minh bạch, công khai, công bằng về quyền và nghĩa vụ công dân Riêng đối với lệ phí trước bạ sẽ được áp dụng dựa trên tỉ lệ phần trăm giá trị tài sản |
|
Ví dụ | Thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu, thuế TNCN… | Phí sát hạch lái xe, phí thăm quan… | Lệ phí cấp căn cước công dân, lệ phí trước bạ… |
Như vậy là bài viết này đã cung cấp cho bạn bảng so sánh thuế phí và lệ phí đầy đủ, chi tiết. Có thể thấy giữa thuế, phí và lệ phí có những điểm khác nhau cơ bản về khái niệm, tính chất, mục đích, vai trò, phạm vi áp dụng… Mong rằng những thông tin được cung cấp trên đây từ MAN – Master Accounting Network sẽ giúp ích cho bạn.
Đọc thêm: [Mới nhất] Tư vấn thuế thu nhập cá nhân chi tiết, chuẩn nhất
Ban biên tập: MAN
Nội dung liên quan
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế