Là bộ phận đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và hoạt động không chỉ đòi hỏi giấy phép kinh doanh mà còn cần phải có kế toán thuế. Vậy tại sao kế toán thuế lại có vai trò thiết yếu như vậy và công việc của người kế toán thuế bao gồm những gì? Trong bài viết này cùng Mr. Lê Hoàng Tuyên – Founder MAN, công ty chuyên về các dịch vụ báo cáo thuế với nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ tấn tần tật về kế toán thuế, từ khái niệm hay các công việc liên quan đến kế toán và thuế, MAN sẽ bật mí các phương pháp thực hiện, mời bạn đọc theo dõi ngay thông tin dưới đây.

Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế (KTT) là người đảm đương các nhiệm vụ liên quan đến khai báo thuế của doanh nghiệp. KTT được coi như cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Công việc này yêu cầu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và cách ứng xử khôn khéo. Vì vậy phù hợp hơn cả với những nhân viên kế toán giàu kinh nghiệm.

Mọi doanh nghiệp được thành lập có nghĩa vụ phải lập bộ phận kế toán thuế hoặc tuyển nhân viên phụ trách vấn đề này. Nhờ có KTT mà Nhà nước mới có thể kiểm soát hiệu quả nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay. Mặt khác, KTT cũng giúp doanh nghiệp thực hiện việc kê khai, báo cáo thuế một cách thuận lợi và kinh doanh ổn định.

Trong tiếng Anh, thuật ngữ KTT là “Tax accounting”.

Kế toán thuế là gì?
KTT là người đảm đương các nhiệm vụ liên quan đến khai báo thuế của doanh nghiệp

Tổng quan về công việc của kế toán thuế

Xác định cơ sở tính thuế

Công việc này được người KTT thực hiện thường xuyên và liên tục. Xác định cơ sở tính thuế giúp thể hiện một cách chính xác nghĩa vụ thuế và các vấn đề phát sinh về thuế của doanh nghiệp. Nhiệm vụ này gồm có xác định cơ sở tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN), xác định cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), xác định cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt và xác định cơ sở tính thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Xác định cơ sở tính thuế GTGT

  • So sánh hóa đơn GTGT đầu vào và đầu ra, kiểm tra và đảm bảo sự hợp lệ, hợp pháp.
  • Rà soát và sắp xếp lại hóa đơn GTGT dựa trên từng loại thuế suất.
  • Lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào và và đầu ra hàng tháng hoặc hàng quý. Đây sẽ là cơ sở để xác định số tiền nộp thuế GTGT của doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước.
  • Kiểm tra, so sánh bảng kê khai hồ sơ xuất và nhập khẩu (nếu có), bao gồm hồ sơ hải quan và tờ khai thuế.

Xác định cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường

Với những doanh nghiệp tiến hành các hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện tính thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt, người KTT phải rà soát và phân loại thuế suất hàng hóa, lập báo cáo kê khai 2 loại thuế này để làm cơ sở xác định số tiền thuế phải nộp của doanh nghiệp.

Tổng quan về công việc của kế toán thuế
Kế toán thuế có nhiệm vụ xác định cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường

Xác định cơ sở tính thuế TNCN

Dựa trên thực tế số tiền lương của người lao động cùng với các quy định về luật thuế TNCN, mức giảm trừ gia cảnh… KTT sẽ tiến hành tính toán và kê khai thuế TNCN và báo cáo với cơ quan thuế theo kỳ kế toán.

Xác định cơ sở tính thuế TNDN

Cần có sự phối hợp giữa KTT và kế toán tổng hợp để so sánh số liệu và lập báo cáo tài chính (BCTC) hàng tháng, quý và năm nhằm quản lý tài chính nội bộ của doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là cơ sở để tính toán thuế TNDN với cơ quan Nhà nước.

Thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Nhà nước

Theo định kỳ hàng tháng, quý và năm, KTT phải thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Nhà nước. Cụ thể, KTT sẽ lập và nộp báo cáo thuế. Trong đó bao gồm báo cáo thuế TNDN, báo cáo thuế GTGT, báo cáo thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, BCTC theo các kỳ kế toán.

KTT sẽ lập hồ sơ nộp ngân sách, hồ sơ hoàn thuế trình lên ban lãnh đạo doanh nghiệp xem xét sau đó nộp cho cơ quan thuế để doanh nghiệp có thể hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước. KTT cũng đảm nhiệm việc nộp thuế, lập quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN và báo cáo tài chính.

Thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Nhà nước
Kế toán thuế sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Nhà nước

Công việc Kế toán

  • Doanh nghiệp luôn cần một bộ báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, một bảng cân đối kế toán đầy đủ, một báo cáo lãi lỗ phản ánh đúng tình hình kinh doanh của đơn vị.
  • Quý Công ty cần một hệ thống sổ sách đầy đủ đúng theo quy định Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán, các Luật Thuế…
  • Quý Khách hàng cần phải lập chứng từ thu chi, chứng từ ngân hàng, chứng từ nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, bao bì, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa…?!
  • Quý Khách hàng cần phải ký hợp đồng lao động, lập bảng lương, tính các loại phụ cấp, tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp, tính bảo hiểm y tế, tính bảo hiểm xã hội, tính bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp…?!
  • Quý khách cần tính toán phân bổ chi phí, lập bảng tính khấu hao theo đúng quy định của Nhà nước?!
  • Quý Khách hàng cần lập bản đối chiếu công nợ phải thu, công nợ phải trả, công nợ phải thu phải trả khác?!
  • Quý Khách hàng cần tính toán được giá thành sản phẩm để điều hành sản xuất cũng như giúp việc ra quyết định về giá bán?!

Công việc Thuế

  • Quý Khách hàng cần một bộ chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính báo cáo chất lượng cao và bảo vệ được tất cả số liệu với Cơ quan Thuế.
  • Quý Khách hàng cần lập tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu hàng hoá, tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) hàng nhập khẩu?!
  • Quý khách cần xuất hoá đơn đầu ra cho khách hàng, hoá đơn thông thường hay hoá đơn điện tử?!
  • Quý Khách hàng cần phải lập hồ sơ kê khai thuế ban đầu.
  • Quý Khách hàng cần phải lập hồ sơ kê khai thuế giá trị gia tăng (VAT) hàng tháng/hàng quý?!
  • Quý Khách hàng cần phải lập hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân (PIT) hàng tháng/hàng quý?!
  • Những yêu cầu khác của Quý Khách hàng…?!

Các công việc của Kế toán Thuế

Nội dung công việc căn bản của Kế toán Thuế được nêu ra dưới đây. Tuỳ theo loại hình sản xuất, kinh doanh, quy mô và yêu cầu của Doanh nghiệp mà những cụ thể công việc kế toán thuế sẽ được chi tiết hơn để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật về Thuế và Kế toán cho Doanh nghiệp, tránh và hạn chế thấp nhất những rủi ro về Thuế và Kế toán cho Doanh nghiệp.

Nội dung công việc/ Content of works:

  • Dịch vụ Thuế/ Tax Service
  • Dịch vụ Sổ Sách Kế Toán/ Accounting Books Services
  • Dịch vụ Kế Toán Trưởng/ Chief Accountant Services
  • Dịch vụ Soát Xét Tuân Thủ Nhân Sự và Lập Hồ Sơ Bảo hiểm Xã hội định kỳ/ Reviewing compliance based on labor law and made the Social Insurance report periodly
  • Tư vấn Thuế/ Tax consultantantcy

Phương pháp thực hiện/ Method of perfomance

Chúng tôi thực hiện cung cấp dịch vụ Kế toán Thuế cho Quý Công ty một số nội dung căn bản cụ thể như sau/ We will provide your company with accounting books services as detail:

a. Dịch vụ Thuế /Tax Service

a1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)/Value added tax

  • Tiếp nhận, phân loại và lưu trữ hóa đơn chứng từ được bàn giao từ phía doanh nghiệp/ Receiving, Classifying and keeping invoices, documents are hand over from your company.
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn chứng từ, tư vấn hướng xử lý (nếu có)/ Check the reasonable and validity of invoices and documents, advise the solution (if any)
  • Lập bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra/ Make a list of purchase and sale invoices
  • Lập tờ khai thuế GTGT và xác định số thuế phát sinh phải nộp (nếu có) theo kỳ kê khai tháng hoặc quý của doanh nghiệp/
  • Make VAT declaration and determine the tax payable (if any) monthly or quarterly period

a2. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)/ Personal Income Tax

  • Kiểm tra tuân thủ luật thuế TNCN, tính toán số thuế thuế nhập cá nhân phát sinh dựa trên báo cáo chi trả thu nhập (bảng lương) cho người lao động được cung cấp bởi doanh nghiệp./ Check compliance with PIT law, calculate the amount of personal income tax incurred based on the income payment report (salary) for employees provided by your company.
  • Thu thập thông tin để làm hồ sơ đăng ký giảm trừ người phụ thuộc cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp yêu cầu (nếu có)./ Collect information to register for dependent deduction for employees in case your requires.
  • Lập tờ khai thuế và xác định số thuế TNCN phải nộp theo kỳ kê khai hàng tháng hoặc quý của doanh nghiệp./ Prepare declaration and determine the amount of PIT payable monthly or quarterly period.
  • Lập tờ khai quyết toán thuế TNCN/ Prepare PIT finalization

a3. Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN)/ Corporate Income Tax (CIT)

  • Xác định mức thuế suất thuế TNDN, các chính sách ưu đãi thuế TNDN theo quy định hiện hành/ Determine of CIT rate, CIT incentives according the current regulations.
  • Xác định số thuế TNDN tạm tính phải nộp hàng quý/ Estimate CIT payable every quarterly
  • Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN cuối năm và các phụ lục khác theo yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có)/ Prepare CIT finalization declaration and other appendix (if any) base on the request of tax authorities.

a4. Thuế nhà thầu/ Withholding Tax

  • Xác định nghĩa vụ kê khai thuế nhà thầu nước ngoài./ Determine of withholding tax declaration obligations
  • Lập tờ khai và xác định số thuế phải nộp theo kỳ kê khai của doanh nghiệp/ Make a WHT declaration and determine WHT payable
  • Trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số thuế nhà thầu nước ngoài, chuẩn bị hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế nhà thầu nước ngoài/ Prepare the documents to register tax code of foreign contractor.

a5. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn/Used invoice report.

  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo kỳ kê khai của doanh nghiệp/ Prepare the used invocies report quaterly
  • Lập các thông báo gởi cơ quan thuế: thông báo phát hành hóa đơn, điều chỉnh thông tin trên hóa đơn và thông báo hủy hóa đơn/ Prepare notices to send to tax authorities: notice of invoice issuance, adjustment of information on invoices and notice of invoice cancellation.
  • Điều chỉnh và lập các tờ khai thuế bổ sung (nếu có) trong trường hợp hợp phát hiện tờ khai thuế chính thức đã nộp trước đó có sai sót cần điều chỉnh. Phạm vi lập tờ khai thuế điều chỉnh là các kỳ kê khai mà chúng tôi đang thực hiện cung cấp dịch vụ cho Doanh nghiệp/ Adjust and make additional tax declaration in case the official declarations wrong and need to be adjust.

Các công việc của Kế toán Thuế

b. Dịch vụ Sổ Sách Kế Toán/ Accounting Books Services

  • Ghi chép và hạch toán vào phần mềm kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kế toán dựa trên các hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp/ Booking to accounting software base on invoices, documents.
  • Tư vấn cân đối doanh thu, chi phí phù hợp/ Consulting about the reasonable of revenue and expense
  • Lập báo cáo tài chính hàng kỳ theo chế độ kế toán Việt Nam và thảo luận với quản lý của doanh nghiệp khi được yêu cầu/ Preparing a financial statements following Vietnam policy.
  • Chịu trách nhiệm lưu trữ và bàn giao sổ sách kế toán, các tờ khai thuế, báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán khác dưới dạng chứng từ điện tử sau khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ./ Responsible for keeping and handing over accounting books, tax declarations, financial statements and other accounting reports in the form of electronic documents after completing the service provision.
  • Hỗ trợ giải trình quyết toán thuế (nếu có) trong phạm vi thời gian Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho Doanh nghiệp/ Support in dealing with tax (if any) for the time provided the service to company.
  • Lập báo cáo thống kê theo yêu cầu của Chi cục thống kê./ Prepare statistic reports as the request of the Statistical Office

c. Dịch vụ Kế Toán Trưởng/ Chief Accountant Services

  • Đứng tên chức danh kế toán trên các chứng từ, sổ sách hồ sơ liên quan đến kế toán/ Responsible for signing accountant in your accounting books, documents related to accounting field.
  • Soát xét các vấn đề liên quan trên kế toán trong toàn bộ Doanh nghiệp/ Reviewing all issues on accounting of the company
  • Giải trình các báo cáo cho Ban Giám đốc, đưa ra được các vấn đề còn tồn đọng và hướng khắc phục trong công tác kế toán của doanh nghiệp/ Explanation for the all report to Board of Management, raise outstanding issues and raise the solutions.
  • Đại diện doanh nghiệp giao dịch với cơ quan thuế./ Representing in dealing with tax authorities

d. Soát xét tuân thủ nhân sự và lập hồ sơ bảo hiểm xã hội định kỳ/ Reviewing compliance based on labor law and made the Social Insurance report by period

  • Soát xét, tư vấn hợp đồng lao động và thỏa ước lao động (nếu có) theo đúng quy định pháp luật Lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH); Reviewing and advising on labor contracts and labor agreements (if any) in accordance with the law on Labor, Social Insurance (social insurance)
  • Soát xét bảng lương, tư vấn chi phí tiền lương, tiền công và các chi phí liên quan theo đúng quy định pháp luật về thuế TNDN và thuế TNCN/ Reviewing payroll, advising on salary, wages and related expenses in accordance with the law on CIT and PIT.
  • Lập danh sách theo dõi nhân sự tham gia BHXH và xác định số tiền BHXH phải đóng hàng kỳ/ Make a list to monitor the employees participating in social insurance and determine the amount of social insurance to be paid monthly.
  • Lập hồ sơ khai Báo tăng lao động, báo giảm lao động khi có phát sinh/ Make a declaration when incurred increase or decrease labor.
  • Lập hồ sơ điều chỉnh thông tin tham gia BHXH khi có phát sinh/ Adjusting the information of employees when incurred
  • Lập hồ sơ ốm đau thai sản cho người lao động hàng tháng (nếu có)/ Make a declaration to claim benefit of employees ( maternity, sickness..)
  • Đối chiếu công nợ và tình hình tăng/giảm với cơ quan BHXH hàng tháng, hàng quý/ Reconcile payable SI with Social Insurance Department monthly, quaterly
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng/lần cho cơ quan chức năng/ Make a using labor report every 6 months to the authorities

e. Tư vấn Thuế/ Tax consultancy

  • Đảm nhận vai trò tư vấn chính sách kế toán, chính sách thuế./ Undertaking the role of accounting policy and tax policy consultant
  • Tư vấn những chính sách thuế áp dụng hiện hành/ Providing advice on applicable tax policies
  • Tư vấn kịp thời các vấn đề thuế phát sinh từng vụ việc./ Providing timely advice on tax issues arising in each case

Những công việc về thuế khác

Bên cạnh đó, KTT cũng cần liên tục cập nhật các thông tin và quy định mới nhất của pháp luật về thuế để đối chiếu số liệu báo cáo thuế. Việc hiểu rõ pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng những nghĩa vụ của mình, đồng thời tận dụng tốt các chính sách ưu đãi về thuế được Nhà nước ban hành.

Ngoài ra, KTT còn có thể đảm nhiệm thêm một số công việc như:

  • Sắp xếp, phân loại các chứng từ, hóa đơn về thuế theo thứ tự thời gian.
  • Lưu trữ, bảo quản các chứng từ, hóa đơn.
  • Nêu đánh giá khi phát hiện sự không trùng khớp giữa báo cáo thuế của doanh nghiệp so với nghĩa vụ thuế mà doanh nghiệp phải nộp với Nhà nước.
  • Đưa ra giải pháp cho những vấn đề phát sinh về hóa đơn.
  • Điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn trước khi kê khai để đưa các hóa đơn vào bảng kê khai một cách hợp lý.
  • Lập báo cáo xoay quanh nghiệp vụ kế toán thuế khi được cơ quan thuế hoặc ban lãnh đạo doanh nghiệp yêu cầu.

Hướng dẫn: Thủ tục hoàn thuế TNCN cập nhật năm 2024

Chi tiết về công việc kế toán thuế theo thời gian

Thông thường, công việc của người KTT sẽ được phân bổ chi tiết theo chu kỳ ngày, tháng, quý và năm.

Công việc của KTT đầu năm

  • Kê khai, nộp thuế môn bài của doanh nghiệp đầu năm. KTT phải nắm được thời gian doanh nghiệp được thành lập, số vốn điều lệ, thời hạn doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài.
  • Kê khai, nộp tờ khai của các loại thuế như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và các nghĩa vụ thuế khác.
Chi tiết về công việc kế toán thuế theo thời gian
Công việc đầu năm của kế toán thuế

Theo Điều 10 Chương II của Thông tư số 156/2013/TT-BTC, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được quy định như sau:

  • Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế hàng tháng: Muộn nhất là ngày thứ 20 của tháng kế tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế hàng quý: Muộn nhất là ngày thứ 30 của quý kế tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế hàng năm: Muộn nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên tính theo năm dương lịch.
  • Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế mỗi lần doanh nghiệp phát sinh nghĩa vụ thuế: Muộn nhất là ngày thứ 10 tính từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế hàng năm: Muộn nhất là ngày thứ 90 từ thời điểm kết thúc năm tài chính hoặc năm dương lịch.
  • Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế với các doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, ngừng hoạt động: Muộn nhất là ngày thứ 45 tính từ thời điểm có quyết định.

Công việc hàng ngày của kế toán thuế

Hàng ngày, người KTT sẽ thực hiện các nhiệm vụ như thu thập, xử lý và lưu trữ các chứng từ kế toán, hóa đơn. Kiểm tra các chứng từ kế toán, hóa đơn… có đảm bảo hợp lệ và hợp lý hay không.

Công việc hàng tháng của KTT

Trong những doanh nghiệp phải kê khai thuế hàng tháng, KTT sẽ đảm nhận các công việc như:

  • Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng
  • Lập tờ khai thuế TNCN hàng tháng
  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng

Công việc của KTT hàng quý

  • Lập tờ khai tạm tính thuế TNDN hàng quý
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý
  • Lập tờ khai thuế GTGT hàng quý (nếu doanh nghiệp thuộc diện kê khai thuế GTGT hàng quý)
  • Lập tờ khai thuế TNCN hàng quý
Kế toán thuế cần lập tờ khai thuế TNDN, GTGT, TNCN hàng quý
Kế toán thuế cần lập tờ khai thuế TNDN, GTGT, TNCN hàng quý

Công việc của KTT cuối năm

  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN theo năm
  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNDN theo năm
  • Lập BCTC, bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC và Bảng cân đối số phát sinh tài khoản

Hướng dẫn: lập tờ khai giao dịch liên kết – Phụ lục giao dịch liên kết 01

Quy trình kế toán thuế

Quy trình làm KTT sẽ bao gồm các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Xử lý các nghiệp vụ kế toán phát sinh

Bước 2: Lập chứng từ kế toán

Bước 3: Ghi sổ sách kế toán và lưu trữ

Bước 4: Thực hiện các công việc cuối kỳ của KTT

Bước 5: Lập bảng cân đối sổ sách, số liệu phát sinh, chi phí

Bước 6: Lập BCTC và tiến hành kê khai quyết toán thuế

Yêu cầu đối với nhân viên kế toán thuế

Có trình độ chuyên môn cao

Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất đối với một nhân viên KTT. Vị trí kế toán thuế đòi hỏi nhiều kỹ năng nghiệp vụ như phân tích tài chính, thống kê, trình bày, lập báo cáo… Vì vậy nó đòi hỏi người đảm đương công việc phải có năng lực chuyên môn cao.

Yêu cầu đối với nhân viên kế toán thuế
Kế toán thuế cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao

Có chứng chỉ chuyên ngành

Hiện nay trong ngành kế toán có 2 loại chứng chỉ chuyên ngành phổ biến và uy tín nhất, đó chính là EA và CPA. Việc sở hữu các chứng chỉ này sẽ góp phần khẳng định thực lực của bạn trong lĩnh vực kế toán.

Thành tạo tin học văn phòng

Các công việc của KTT thường là kê khai thuế, lập báo cáo, đối chiếu hóa đơn… Vì vậy bạn phải làm việc thường xuyên với Excel, Powerpoint và những phần mềm kế toán khác. Do đó người KTT cần thành thạo tin học văn phòng để xử lý công việc một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất.

Trình độ ngoại ngữ tốt

Để tăng cường vốn kiến thức về KTT, bạn nên tham khảo thêm các báo cáo, tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài. Không những vậy, một số vị trí còn đòi hỏi bạn lập BCTC bằng tiếng Anh. Chính vì vậy, hãy không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình để mang đến cho bản thân cơ hội làm việc rộng mở.

Tư duy, phân tích tốt

Người kế toán thuế thường xuyên phải làm việc với những bảng biểu và phép tính phức tạp. Vì vậy bạn cần có khả năng phân tích, tư duy nhạy bén để đưa ra cách xử lý vấn đề phù hợp.

Kế toán thuế cần có khả năng tư duy, phân tích tốt
Kế toán thuế cần có khả năng tư duy, phân tích tốt

Giao tiếp khéo léo

Vị trí KTT cũng cần sự hợp tác, hỗ trợ từ các phòng ban và bộ phận khác trong công ty. Vì vậy bạn nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp khéo léo để tạo thiện cảm với mọi người.

Quản lý thời gian tốt

Có thể thấy, khối lượng công việc mà KTT phải đảm nhận là rất nhiều. Bạn sẽ phải rà soát số liệu, lập báo cáo hàng ngày và thậm chí có thể nảy sinh sai sót trong quá trình thực hiện. Do đó, hãy sắp xếp công việc và thời gian sao cho thật hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ đề ra.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về công việc của một người kế toán thuế. Để hạn chế tối đa những rủi ro về pháp lý, doanh nghiệp hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ kế toán thuế trọn gói chuyên nghiệp của MAN với cam kết chính xác, chi phí hợp lý và đúng luật. Chắc chắn quý khách sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng khi lựa chọn dịch vụ của MAN.

Xem thêm: Kiểm toán Tuân thủ là gì? mục đích và phương pháp thực hiện

Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết.

Trao đổi từng trường hợp cụ thể, liên hệ ngay Dịch vụ Kế toán – Báo cáo Thuế tin cậy cho Quý Khách.

CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ TƯ VẤN THUẾ MAN

Ban biên tập: Man.net.vn

5/5 - (2 bình chọn)
Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ !!