Các thủ tục kiểm toán là những nhiệm vụ quan trọng được thực hiện bởi kiểm toán viên để đạt được các mục tiêu kiểm toán. Khi nhắc đến “thủ tục kiểm toán”, không ít người vẫn còn cảm thấy mơ hồ chưa hiểu rõ bản chất của khái niệm này. Bài viết sau đây của MAN – Master Accountant Network sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin liên quan đến thủ tục kiểm toán.

Giới thiệu về các thủ tục kiểm toán là gì?

Các thủ tục kiểm toán trong tiếng Anh còn được gọi là Audit Procedures, đó là các bước mà người kiểm toán viên cần thực hiện với mục đích thu thập các thông tin tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán một cách đầy đủ và chính xác. Dựa vào những thông tin thu thập được, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến đánh giá xem báo cáo tài chính đã kiểm toán có thể hiện trung thực, đúng đắn về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp, tổ chức đó hay không, có phù hợp với các quy định pháp luật không.

Giới thiệu về các thủ tục kiểm toán là gì?
Giới thiệu về các thủ tục kiểm toán là gì?

Phân loại các thủ tục kiểm toán và ví dụ chi tiết

Các thủ tục kiểm toán báo cáo tài chính thường được chia thành 3 nhóm chính sau đây:

Thủ tục đánh giá rủi ro

Kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập những thông tin liên quan đến đơn vị được kiểm toán và tìm hiểu về môi trường hoạt động của đơn vị đó. Căn cứ trên những thông tin này, kiểm toán viên sẽ đánh giá các sai sót, rủi ro được thể hiện qua báo cáo tài chính của tổ chức, doanh nghiệp.

Ví dụ về thủ tục kiểm toán đánh giá rủi ro: Kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro như sau:

  • Phỏng vấn, thu thập thông tin về hoạt động sử dụng dự toán của Ban lãnh đạo công ty;
  • Quan sát việc Ban lãnh đạo công ty đối chiếu giữa chi phí dự tính và các khoản thực chi mỗi tháng;
  • Kiểm tra các báo cáo để nhận diện sự chênh lệch giữa kế hoạch và các số liệu thực tế.
Thủ tục đánh giá rủi ro
Thủ tục đánh giá rủi ro

Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát

Kiểm toán viên sẽ vận dụng những kiến thức của mình về lĩnh vực kiểm soát nội bộ để tiến hành kiểm toán và giúp doanh nghiệp nhận diện, đánh giá các nguy cơ, rủi ro.

Ví dụ: Kiểm toán viên kiểm tra các hoạt động kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp như kiểm soát quy trình xuất/nhập kho, quy trình bán hàng, quy trình mua hàng, kiểm soát tiền mặt…

Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát
Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát

Thủ tục kiểm toán cơ bản

Kiểm toán cơ bản có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thu thập bằng chứng kiểm toán một cách phù hợp và đầy đủ. Kiểm toán cơ bản bao gồm 3 thủ tục chính, trong đó có Thủ tục kiểm tra số dư chi tiết, thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và thủ tục phân tích. Dưới đây là thông tin giải thích và ví dụ về thủ tục kiểm toán cơ bản.

  • Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư: Đây là thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ kiểm tra chi tiết số dư của doanh nghiệp, từ đó thu thập được những bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy. Ví dụ: Kiểm tra hoạt động chuyển số dư từ cuối kỳ trước sang đầu kỳ này đối với toàn bộ các tài khoản có số dư (kể cả sổ chi tiết và Sổ cái).
  • Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ: Kiểm toán viên thực hiện thủ tục này để xác định xem các mục tiêu kiểm toán những nghiệp vụ liên quan tương ứng với từng nghiệp vụ có bị vi phạm không, có được thực hiện đúng quy định không. Ví dụ: Kiểm toán viên sẽ kiểm tra, đánh giá nghiệp vụ kiểm toán của doanh nghiệp và chỉ ra những hạn chế, sai phạm trong các nghiệp vụ kiểm toán.
  • Thủ tục phân tích trong kiểm toán: Thủ tục này được thực hiện nhằm đối chiếu giữa số tiền đã ghi nhận so với số liệu kỳ vọng hoặc kế hoạch/dự tính của kiểm toán viên. Thủ tục kiểm toán phân tích sẽ khác nhau tùy vào lĩnh vực được kiểm toán. Ví dụ, kiểm toán viên có thể đối chiếu các thông tin tài chính của hai doanh nghiệp khác nhau để thu thập bằng chứng kiểm toán hoặc đối chiếu 2 báo cáo tài chính của cùng một doanh nghiệp đối với 2 năm tài chính riêng biệt.
Thủ tục kiểm toán cơ bản
Thủ tục kiểm toán cơ bản

Mục đích khi thực hiện các loại thủ tục kiểm toán

Trong quá trình kiểm toán, việc thực hiện các thủ tục kiểm toán sẽ mang đến nhiều lợi ích cho kiểm toán viên, trong đó nổi bật là:

  • Đáp ứng nhu cầu thu thập thông tin, bằng chứng và đưa ra ý kiến đánh giá.
  • Các thủ tục kiểm toán có thể được kết hợp với một số thủ tục khác bao gồm xác nhận quan sát, kiểm toán qua tính toán, phỏng vấn… nhằm giúp cho kiểm toán viên đạt được kết quả tốt nhất khi kiểm toán báo cáo tài chính.
  • Giúp kiểm toán viên phát hiện sự thiếu đồng bộ, sai lệch về dữ liệu so với dự đoán ban đầu, từ đó giúp hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kiểm toán BCTC.
Mục đích khi thực hiện các loại thủ tục kiểm toán
Mục đích khi thực hiện các loại thủ tục kiểm toán

Điều kiện và quy định để thực hiện kiểm toán

Điều kiện thực hiện kiểm toán

Những đơn vị có thể thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính phải là các doanh nghiệp tại Việt Nam, được thành lập và tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, công ty kiểm toán cũng phải có chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán được cấp bởi Bộ Tài chính. Những doanh nghiệp thuộc diện đủ điều kiện kiểm toán có thể là:

  • Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
  • Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
  • Doanh nghiệp kiểm toán có nguồn vốn Việt Nam, thành lập dựa trên các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều kiện và quy định để thực hiện kiểm toán
Điều kiện và quy định để thực hiện kiểm toán

Quy định về thực hiện kiểm toán độc lập

Luật kiểm toán độc lập năm 2011 đã nêu rõ quy định về quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán như sau:

Quyền của đơn vị được kiểm toán

  • Lựa chọn công ty kiểm toán tại Việt Nam và các kiểm toán viên có đủ điều kiện hành nghề để ký kết hợp đồng kiểm toán;
  • Yêu cầu CTKT cung cấp đầy đủ thông tin pháp lý đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán cũng như các thông tin liên quan đến kiểm toán viên;
  • Có thể từ chối không đưa ra những dữ liệu không liên quan đến cuộc kiểm toán;
  • Đề nghị thay đổi KTV nếu nhận thấy thành viên đó không tuân thủ nguyên tắc kiểm toán độc lập;
  • Thảo luận, giải trình bằng văn bản về những vấn đề chưa hợp lý.
Quy định về thực hiện kiểm toán độc lập
Quy định về thực hiện kiểm toán độc lập

Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán

  • Cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin mà KTV yêu cầu, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các tài liệu mà mình cung cấp;
  • Thu thập bằng chứng kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán và của KTV, khắc phục những sai sót để tránh việc xuất hiện các ý kiến ngoại trừ trong BCKT;
  • Hỗ trợ, tạo điều kiện để KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán;
  • Không thực hiện bất cứ hành vi nào hạn chế phạm vi những vấn đề cần được kiểm toán;
  • Nghiên cứu, xem xét đề xuất của công ty kiểm toán về các sai phạm trong BCTC để có phương hướng xử lý kịp thời;
  • Thông báo cho các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm trong hoạt động kiểm toán một cách đầy đủ và kịp thời;
  • Thanh toán đầy đủ chi phí cho CTKT theo hợp đồng đã ký kết.

Đặc trưng của các loại thủ tục kiểm toán

Các thủ tục kiểm toán có những đặc trưng cơ bản sau đây:

  • Thứ nhất: Mỗi loại thủ tục kiểm toán kể trên đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Vì vậy trong quá trình tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá những ưu nhược điểm này để đạt được cam kết kiểm toán;
  • Thứ hai: Kiểm toán viên luôn mong muốn đạt được mục đích cao nhất đó là lựa chọn được các thủ tục kiểm toán phù hợp để thu thập được những thông tin có độ tin cậy, chính xác cao; từ đó vừa giúp hạn chế các rủi ro kiểm toán, vừa tiết kiệm tối đa chi phí kiểm toán;
  • Thứ ba: Kiểm toán viên sẽ thu thập các bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ, chi tiết theo 3 giai đoạn khác nhau của quy trình kiểm toán. Tuy nhiên trong khi thực hiện các thủ tục kiểm toán có thể nảy sinh một số mâu thuẫn. Điều này đòi hỏi kiểm toán viên phải xem xét và giải quyết.

Hướng dẫn quy trình thực hiện kiểm toán theo quy định mới

Theo quy định mới nhất hiện nay, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính sẽ bao gồm 3 bước đó là:

  • Lập kế hoạch kiểm toán BCTC;
  • Tiến hành kiểm toán;
  • Tổng hợp, kết luận và đưa ra ý kiến đánh giá.

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC

  • Trước khi lập kế hoạch: KTV sẽ thu thập những dữ liệu quan trọng về doanh nghiệp được kiểm toán. Dựa vào các thông tin này, công ty kiểm toán sẽ đưa ra quyết định có nên tiếp nhận yêu cầu kiểm toán của doanh nghiệp hay không;
  • Giai đoạn lập kế hoạch: Ở giai đoạn này, KTV sẽ tìm kiếm các thông tin tổng quan về doanh nghiệp, ví dụ như mô hình kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ… Từ đó lên kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Ngoài ra, KTV và công ty kiểm toán cũng cần đánh giá, dự đoán các rủi ro kiểm toán có thể phát sinh, từ đó dễ dàng ứng phó khi phát hiện sai sót trọng yếu trong BCTC do gian lận hoặc các nhầm lẫn ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.

Hướng dẫn quy trình thực hiện kiểm toán theo quy định mới gồm 3 bước
Hướng dẫn quy trình thực hiện kiểm toán theo quy định mới gồm 3 bước

Bước 2: Tiến hành kiểm toán BCTC

Đối với mỗi đối tượng khác nhau, KTV sẽ ứng dụng các phương pháp kỹ thuật tương ứng phù hợp. Từ đó KTV có thể thu thập thông tin một cách đầy đủ, xác đáng nhất. Trên thực tế, đây chính là bước hiện thực hóa kế hoạch, chương trình kiểm toán đã xây dựng sẵn.

Cũng trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ ứng dụng các thủ tục kiểm toán như thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát, thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết số dư…

Bước 3: Tổng hợp, kết luận và đưa ra ý kiến đánh giá

Ở giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán, KTV sẽ tổng hợp và kiểm tra lại tất cả những thông tin đã thu thập được trước đó. Sau đó, KTV đưa ra kết luận và lập báo cáo kiểm toán trình bày ý kiến đánh giá của mình về BCTC. Cuối cùng là trao đổi với ban lãnh đạo doanh nghiệp về báo cáo kiểm toán được lập.

Không chỉ các kiểm toán viên mà những doanh nghiệp cũng nên nắm vững các thủ tục kiểm toán để hoạt động kiểm toán diễn ra đúng pháp luật, giảm thiểu rủi ro. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về các dịch vụ kế toán, kiểm toán, Quý doanh nghiệp đừng ngần ngại liên hệ hotline của Công ty TNHH Quản lý Tư vấn Thuế MAN để được hỗ trợ tận tình nhất.

Xem thêm dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp: Tại đây

Ban biên tập: MAN

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ !!