Phương pháp kiểm toán cơ bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp cho các kiểm toán viên nhận diện những sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Trong bài viết này, hãy cùng MAN – Master Accountant Network tìm hiểu một số phương pháp kiểm toán cơ bản đang được áp dụng phổ biến hiện nay kèm theo ví dụ dễ hiểu đối với từng phương pháp.

Phương pháp kiểm toán cơ bản định nghĩa là gì?

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 330 đã định nghĩa phương pháp kiểm toán cơ bản (còn gọi là thử nghiệm cơ bản) là thủ tục kiểm toán được thiết kế để phát hiện ra những sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dữ liệu.

Tất cả những phân tích, đánh giá của kiểm toán viên (KTV) cần phải căn cứ trên các thông tin, số liệu thực tế có trong báo cáo tài chính (BCTC) được cung cấp bởi bộ phận kế toán.

Phương pháp kiểm toán cơ bản định nghĩa là gì?
Phương pháp kiểm toán cơ bản định nghĩa là gì?

Có 2 loại kỹ thuật kiểm toán trong phương pháp thử nghiệm cơ bản, đó là phương pháp thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ – số dư tài khoản và phương pháp phân tích đánh giá tổng quát.

Vai trò của phương pháp kiểm toán trong kinh doanh

Việc áp dụng các phương pháp kiểm toán trong kinh doanh có những vai trò đặc biệt quan trọng như sau:

  • Các phương pháp kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, phù hợp và có độ tin cậy cao
  • Giúp KTV phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính được kiểm toán
  • Hệ thống phương pháp kiểm toán rất đa dạng, có thể kể đến như phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ, phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro kinh doanh… Từ đó cho phép KTV áp dụng phương pháp phù hợp để đạt được kết quả cao nhất khi tiến hành kiểm toán
  • Các phương pháp kiểm toán mới ra đời giúp KTV ứng phó tốt hơn với những biến động của ngành kiểm toán, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0
Vai trò của phương pháp kiểm toán trong kinh doanh
Vai trò của phương pháp kiểm toán trong kinh doanh

Ưu, nhược điểm của phương pháp kiểm toán cơ bản là gì?

Ưu điểm của phương pháp kiểm toán cơ bản

  • Là các phương pháp mang tính truyền thống, có thể áp dụng được với hầu hết các trường hợp kiểm toán khác nhau
  • Có thể được triển khai theo hướng chi tiết hơn hoặc kết hợp lại tùy từng trường hợp cụ thể
  • Trong trường hợp rủi ro kiểm toán được KTV đánh giá là cao hơn so với dự kiến ban đầu thì có thể áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản với một khối lượng, phạm vi lớn hơn
  • Các rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng doanh nghiệp được kiểm toán phải đối mặt với khó khăn tài chính, tầm quan trọng của BCTC với người sử dụng báo cáo, mức độ trung thực của các nhà quản lý… Các phương pháp kiểm toán cơ bản sẽ giúp KTV đánh giá tác động của từng nhóm nhân tố trên đối với việc việc xác định rủi ro kiểm toán
  • Kiểm toán cơ bản được KTV áp dụng một cách rõ rệt trong giai đoạn thực hành kiểm toán, chẳng hạn như KTV có thể áp dụng đồng thời cả 2 kỹ thuật phân tích cũng như kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ số dư tài khoản
  • Trong trường hợp kiểm soát nội bộ yếu kém, KTV có thể tăng cường tính hiệu lực và số lượng của các thử nghiệm cơ bản
Ưu, nhược điểm của phương pháp kiểm toán cơ bản là gì?
Ưu, nhược điểm của phương pháp kiểm toán cơ bản là gì?

Nhược điểm của phương pháp kiểm toán cơ bản

  • Có thể xảy ra sai sót trong quá trình kiểm toán
  • Một số thử nghiệm cơ bản có thể tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức triển khai, vì vậy đòi hỏi kiểm toán viên và doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn

Tổng hợp chi tiết các phương pháp kiểm toán cơ bản hiện nay

Kiểm toán viên có thể áp dụng các thủ tục kiểm toán cơ bản một cách linh hoạt tùy vào đặc điểm, quy mô của doanh nghiệp:

Phân tích đánh giá tổng quát

Phân tích đánh giá tổng quát được hiểu là hoạt động xem xét, phân tích các số liệu được trình bày trên BCTC dựa trên mối quan hệ và các tỷ lệ giữa những chỉ tiêu trên BCTC đó. Nhờ có phương pháp kiểm toán này mà KTV có thể thu thập các bằng chứng kiểm toán một cách nhanh chóng dựa trên việc phát hiện những dấu hiệu bất thường hoặc các chênh lệch về số liệu trên BCTC. Thông qua đó, KTV sẽ xác định được mục tiêu, quy mô và khối lượng công việc cần kiểm toán. Có 2 phương pháp phân tích đánh giá tổng quát chính đó là: Phân tích tỷ suất và Phân tích xu hướng.

Phương pháp kiểm toán phân tích đánh giá tổng quát
Phương pháp kiểm toán phân tích đánh giá tổng quát

Phân tích xu hướng

Phương pháp phân tích xu hướng dựa trên việc so sánh về lượng đối với cùng một chỉ tiêu. Với phương pháp này, KTV có thể dễ dàng so sánh và nhận diện biến động của một chỉ tiêu bất kỳ nào đó. Từ đó, KTV sẽ xác định được nội dung kiểm toán và vấn đề cần phân tích chuyên sâu một cách chính xác.

Phân tích tỷ suất

Đây là phương pháp đánh giá căn cứ trên tỷ lệ tương quan giữa các khoản mục, các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá, phân tích. KTV có thể phân tích 1 nhóm hoặc tất cả các nhóm tỷ suất dưới đây tùy theo kinh nghiệm, trình độ của bản thân cũng như ngân sách kiểm toán, giới hạn thời gian, quy mô của doanh nghiệp…

  • Khả năng thanh toán
  • Khả năng sinh lời
  • Cấu trúc tài chính

Ví dụ về phương pháp phân tích đánh giá tổng quát:

  • Đánh giá tỷ suất tài trợ và tự tài trợ, tỷ suất đầu tư;
  • Đánh giá tỷ suất về khả năng sinh lời của vốn (ROE), khả năng sinh lời của doanh thu (ROS), khả năng sinh lời của tài sản (ROA)…;
  • Đánh giá hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán hiện thời;

Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản

Phương pháp này xoay quanh việc kiểm tra, xác minh chi tiết các hoạt động ghi chép, thanh toán nghiệp vụ kinh tế từ các chứng từ vào những sổ sách kế toán có liên quan, xác minh các tính toán, tổng hợp số dư của từng khoản.

Phương pháp thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản có lợi thế là giúp KTV thu thập những bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy và tính thuyết phục cao, phù hợp với những lĩnh vực như đá quý, ngoại tệ, tiền mặt… Mặc dù vậy khi thực hiện phương pháp sẽ mất nhiều chi phí, thời gian và công sức, vì vậy KTV và doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.

Phương pháp kiểm toán cơ bản thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản
Phương pháp kiểm toán cơ bản thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản

Ví dụ về phương pháp thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản:

  • Kiểm tra chi tiết một số hoặc toàn bộ những nghiệp vụ phát sinh, từ đó đánh giá mức độ chính xác của các số dư.
  • Kiểm tra chi tiết các tài liệu, chứng từ liên quan và đánh giá quá trình luân chuyển của chúng.
  • Phân tích số dư thành từng đối tượng, bộ phận và lựa chọn mẫu để kiểm tra.
  • Kiểm tra đối chiếu giữa những tài liệu sổ sách của doanh nghiệp và các tài liệu sổ sách được cung cấp bởi bên thứ ba như ngân hàng, người bán, khách hàng…

Đối tượng cụ thể của kiểm toán căn cứ theo quy định hiện hành

Kiểm toán hướng đến đối tượng là nhiều vấn đề khác nhau, trong đó nổi bật nhất là: Thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, Tài liệu kế toán, Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính.

Thực trạng hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính được hiểu là việc sử dụng các nguồn lực tài chính để giải quyết các mối quan hệ kinh tế khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thanh toán, phân phối, đầu tư và kinh doanh, từ đó thu được những lợi ích nhất định. Trong trường hợp này, mối quan hệ tài chính đóng vai trò cốt lõi, các nguồn lực tài chính chỉ có nhiệm vụ giải quyết những mối quan hệ này.

Đối tượng cụ thể của kiểm toán căn cứ theo quy định hiện hành
Đối tượng cụ thể của kiểm toán căn cứ theo quy định hiện hành

Tài liệu kế toán

Tài liệu kế toán chính là các báo cáo quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính, hệ thống chứng từ, sổ sách cũng như những tài liệu có liên quan khác.

Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính

Tài sản có nhiều dạng thức khác nhau với các phương pháp bảo quản và yêu cầu về quy cách khác nhau. Mối quan hệ giữa những người sở hữu và quản lý tài sản, giữa những người quản lý tài sản với nhau đang có sự cách biệt ngày càng lớn hơn. Bên cạnh đó, giữa tài sản và cách thức phản ánh tài sản trong những thông tin kế toán cũng có khoảng cách càng lớn do sự phức tạp của các mối quan hệ kinh tế và quy mô tài sản tăng cao.

Cũng chính vì những lý do này mà hoạt động kiểm toán đã ra đời, với thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính của doanh nghiệp là một trong những đối tượng kiểm toán chính.

Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính
Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính

Như vậy là bạn đã hiểu thêm một số kiến thức hữu ích liên quan đến phương pháp kiểm toán cơ bản rồi. Mong rằng thông qua bài viết này bạn có thể ứng dụng tốt hơn những các phương pháp kiểm toán trong thực tế công việc. Ngoài ra quý độc giả có thể liên hệ hotline của MAN – Master Accountant Network để được tư vấn kỹ lưỡng về các dịch vụ kiểm toán.

Xem thêm: Kiểm toán là gì? Những điều cần biết về ngành kiểm toán

Ban biên tập: MAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.