Báo cáo kiểm toán là công cụ không thể thiếu đối với việc sử dụng báo cáo tài chính và đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam. Báo cáo này giúp nhà đầu tư tin tưởng được số liệu tài chính mà doanh nghiệp đã được kiểm toán, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định. Tuy nhiên, báo cáo của kiểm toán sẽ có nhiều dạng ý kiến khác nhau, nếu không hiểu rõ có thể nhà đầu tư sẽ đưa ra các quyết định thiếu chính xác. Đọc bài viết bên dưới từ MAN – Master Accountant Network để hiểu hơn về loại báo cáo này.

Báo cáo kiểm toán là gì? Thông tin kiểm toán báo cáo tài chính

Báo cáo kiểm toán (viết tắt là BCKT) là văn bản do doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập sau thời điểm kết thúc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính (BCTC) và các nội dung khác được kiểm toán dựa vào hợp đồng kiểm toán (theo Luật Kiểm toán độc lập năm 2011).

Thông tin chi tiết về báo cáo kiểm toán

BCKT về báo cáo tài chính và các công việc kiểm toán khác, cụ thể:

Báo cáo kiểm toán về BCTC

BCKT về BCTC được lập theo chuẩn mực kiểm toán có những nội dung sau:

  • Đối tượng của báo cáo kiểm toán;
  • Trách nhiệm của các đơn vị được kiểm toán và các doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán ở nước ngoài tại lãnh thổ Việt Nam;
  • Căn cứ và phạm vi thực hiện kiểm toán;
  • Thời gian và địa bàn lập các báo cáo của kiểm toán;
  • Ý kiến trong kiểm toán về báo cáo tài chính đã được thông qua kiểm toán;
  • Các nội dung khác theo quy định về chuẩn mực của kiểm toán.

BCKT về các công việc kiểm toán khác

Trên cơ sở những quy định tại Điều 46 Luật kiểm toán độc lập 2021 và các chuẩn mực phù hợp trong từng cuộc kiểm toán, BCKT về các công việc kiểm toán khác được lập.

Quy định về việc ký BCKT

  • Ngày ký trên BC kiểm toán không được trước ngày ký BCTC.
  • BCKT phải có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề do chi nhánh công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, công ty kiểm toán chỉ định chịu trách nhiệm kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của công ty kiểm toán hoặc người được ủy quyền của người đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật (bắt buộc phải là kiểm toán viên được hành nghề).
  • BCKT báo cáo tài chính hợp nhất của công ty cổ phần theo mô hình công ty mẹ, công ty con được lập phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán.
Lưu ý ngày ký trên BCKT không được trước ngày ký báo cáo tài chính
Lưu ý ngày ký trên BCKT không được trước ngày ký báo cáo tài chính

Các báo cáo về kiểm toán BCTC có ý nghĩa gì?

Báo cáo về kiểm toán BCTC đánh giá tính xác thực và hợp lý của báo cáo tài chính (BCTC), tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền ban hành.

BCKT tuân thủ đánh giá mức độ tuân thủ của đơn vị đối với pháp luật, các quy tắc và quy định trong việc quản lý và sử dụng tài sản, tiền và các nguồn lực khác.

BCKT hoạt động đánh giá tính hiệu lực, kinh tế và hiệu quả mà đơn vị được kiểm toán quản lý và sử dụng các tài sản, tiền và các nguồn lực khác.

BCKT được dùng để:

– Các cổ đông, nhà đầu tư, các bên liên doanh, công ty liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có lợi ích trực tiếp hoặc quan hệ liên quan với đơn vị được kiểm toán để giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ.

– Các tổ chức, cơ quan nhà nước được quản lý và vận hành theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

– Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời những sai sót, điểm yếu trong hoạt động của đơn vị.

Nội dung của báo cáo kiểm toán BCTC

Nội dung của báo cáo về báo cáo tài chính đã được kiểm toán chưa có quy định bắt buộc về việc trình bày các nội dung gì. Tuy nhiên, cơ bản nội dung của BCKT phải gồm các nội dung sau:

Xem thêm: Quy trình kiểm toán đối với báo cáo tài chính hiện hành

BCKT lập bằng văn bản

  • BCKT phải ghi rõ số hiệu và tiêu để của báo cáo kiểm toán độc lập.
  • Báo cáo cần phải chỉ người nhận là ai.
  • Mở đầu BCKT cần nêu rõ:
    • Tên đơn vị có kiểm toán BCTC;
    • Các thông tin rằng BCTC đã được kiểm toán;
    • Tiêu đề của các báo cáo cấu thành bộ BCTC;
    • Tham chiếu phần tóm tắt chính sách kế toán quan trọng nhất và những thuyết minh quan trọng khác;
    • Ngày kết thúc của kỳ kế toán hoặc là kỳ kế toán của các báo cáo cấu thành bộ BCTC;
    • Ngày lập, số trang của BCKT báo cáo tài chính.
Nội dung của báo cáo kiểm toán cần có đầy đủ các thông tin
Nội dung của báo cáo kiểm toán cần có đầy đủ các thông tin
  • Đơn vị được kiểm toán cần có trách nhiệm về việc lập, trình bày hợp lý và trung thực các BCTC theo chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán nhà nước Việt Nam cùng những quy định liên quan đến việc lập, trình bày báo cáo tài chính.
  • Kiểm toán viên cần đưa ra ý kiến ý kiến của mình về báo cáo tài chính dựa trên kết quả sau cuộc kiểm toán.
  • Ý kiến BCKT: Dựa vào cơ sở kết quả của cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên hành nghề cùng doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài ở Việt Nam phải đưa ra ý kiến về BCTC và những nội dung khác được kiểm toán thông qua các quy định trong chuẩn mực kiểm toán.
  • Báo cáo cần có 2 chữ ký của 2 kiểm toán viên được hành nghề, phải ghi rõ họ, tên, số đăng ký hành nghề kiểm toán dưới mỗi chữ ký.
  • Cần có ngày lập BCKT;
  • BCKT phải ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị kiểm toán.

Ý kiến kiểm toán của BCKT

Khi hiểu rõ phân loại ý kiến kiểm toán (YKKT), người sử dụng BCTC sẽ nắm được tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp, tổ chức từ đó có thể dễ dàng đưa ra quyết định một cách chính xác hơn:

  • YKKT Chấp nhận toàn phần: Ý kiến được đưa ra tại thời điểm kiểm toán viên kết luận rằng BCTC đã được lập, với các khía cạnh quan trọng và chủ yếu, phù hợp đối với khuôn khổ lập, trình bày BCTC được áp dụng.
  • YKKT không phải Chấp nhận toàn phần: Ý kiến được đưa ra tại thời điểm khi kiểm toán viên kết luận rằng BCTC không được lập, với các khía cạnh quan trọng và chủ yếu, phù hợp đối với khuôn khổ lập, trình bày BCTC được áp dụng.
  • YKKT không phải chấp nhận toàn phần bao gồm:
    • YKKT Ngoại trừ;
    • YKKT Từ chối đưa ý kiến;
    • YKKT Trái ngược.
Các ý kiến kiểm toán cần kiểm toán viên nắm rõ
Các ý kiến kiểm toán cần kiểm toán viên nắm rõ

Báo cáo kiểm toán mẫu đạt chuẩn nhất 2023

Bạn có thể tham khảo mẫu báo cáo kiểm toán độc lập do MAN sưu tầm từ công ty TNHH kỹ thuật XD và ĐT Minh Việt dưới đây:

Mẫu BCKT độc lập của công ty TNHH kỹ thuật XD và ĐT Minh Việt Trang 1
Mẫu BCKT độc lập của công ty TNHH kỹ thuật XD và ĐT Minh Việt Trang 1
(Nguồn: Internet)
Mẫu BCKT độc lập của công ty TNHH kỹ thuật XD và ĐT Minh Việt Trang 2
Mẫu BCKT độc lập của công ty TNHH kỹ thuật XD và ĐT Minh Việt Trang 2
(Nguồn: Internet)
Mẫu BCKT độc lập của công ty TNHH kỹ thuật XD và ĐT Minh Việt Trang 3
Mẫu BCKT độc lập của công ty TNHH kỹ thuật XD và ĐT Minh Việt Trang
(Nguồn: Internet)

Đồng thời có thể tham khảo mẫu báo cáo kiểm toán nội bộ đầy đủ, chính xác:

Mẫu báo cáo kiểm toán nội bộ đúng chuẩn
Mẫu báo cáo kiểm toán nội bộ đúng chuẩn
(Nguồn: Internet)

Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về BCKT

Nghị định số 41/2018/NĐ-CP có một số quy định về việc xử phạt hành chính về các hành vi vi phạm quy định về BCKT như sau:

Mức phạt từ 5 đến 10 triệu đồng với:

  • Kiểm toán viên ký BCKT không đúng thẩm quyền;
  • Kiểm toán viên ký BCKT trước ngày ký BCTC được kiểm toán.

Mức phạt từ 10 đến 20 triệu đồng với kiểm toán viên:

  • Kiểm toán viên ký BCKT không phải là đối tượng kiểm toán viên hành nghề;
  • Kiểm toán viên ký BCKT quá 3 năm liên tục cho cùng một doanh nghiệp, công ty được kiểm toán.

Mức phạt từ 10 đến 20 triệu đồng đối với đơn vị kiểm toán:

  • Đơn vị kiểm toán bố trí, sắp xếp kiểm toán viên hành nghề ký BCKT không đúng với thẩm quyền theo quy định của nhà nước;
  • Đơn vị kiểm toán lập BCKT không có đủ chữ ký kiểm toán viên hành nghề theo quy định;
  • Đơn vị kiểm toán phát hành BCKT mà ngày ký BCKT trước ngày ký BCTC;
  • Đơn vị kiểm toán giải trình không đầy đủ nội dung, không đúng thời gian theo quy định về các nội dung (ngoại trừ trong BCKT theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, của đại diện của chủ sở hữu đơn vị được kiểm toán).

Mức phạt từ 20 đến 30 triệu đồng đối với:

  • Đại diện của chủ sở hữu doanh nghiệp kiểm toán có những hành vi không giải trình về nội dung ngoại trừ trong BCKT theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Mức phạt từ 20 đến 40 triệu đồng đối với:

  • Đơn vị kiểm toán sắp xếp người ký BCKT không phải là kiểm toán viên hành nghề;
  • Đơn vị kiểm toán bố trí kiểm toán viên hành nghề ký BCKT hơn 3 năm liên tục.

Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Mất quyền dùng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán từ 3 đến 6 tháng tính từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kiểm toán viên ký BCKT khi không phải là kiểm toán viên được cấp phép hành nghề (nếu khi phát hiện hành vi vi phạm của đối tượng đang là kiểm toán viên hành nghề).
  • Tước quyền dùng Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 6 đến 12 tháng kể từ ngày có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với đơn vị kiểm toán sắp xếp người ký BCKT khi không phải là kiểm toán viên hành nghề từ lần hai.
Có nhiều mức phạt khác nhau đối với hành vi vi phạm về BCKT
Có nhiều mức phạt khác nhau đối với hành vi vi phạm về BCKT

Trên đây là toàn bộ thông tin về báo cáo kiểm toán và mẫu chính xác nhất bạn có thể tham khảo khi tiến hành lập BCKT. Nếu có khó khăn trong quá trình tiến hành, bạn có thể sử dụng dịch vụ kiểm toán MAN với các chuyên viên kiểm toán có giấy phép hành nghề cùng trình độ chuyên môn cao. Châm ngôn hoạt động luôn dựa vào sự hài lòng của khách hàng.

Bài viết nên xem: Dịch vụ Kiểm Toán chuyên nghiệp, đúng chuẩn

Ban biên tập: MAN

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ !!