Luật thuế xuất nhập khẩu 107/2016/QH13 ban hành ngày 06/04/2016 không chỉ kế thừa tính hiệu quả của những quy định trước đó mà còn được bổ sung thêm nhiều quy định mới, đồng thời cải cách một số thủ tục hành chính và trở nên phù hợp hơn với những cam kết quốc tế. Vậy Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có điểm gì nổi bật? Cùng MAN tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quy định chung về luật thuế xuất nhập khẩu 2016

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/09/2016 đặt ra quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế, biểu thuế, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ áp dụng đối hàng hóa XK, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu (TXK), thuế nhập khẩu (TNK).

Quy định chung về luật thuế xuất nhập khẩu 2016

Văn bản pháp luật khác có liên quan về luật thuế xuất nhập khẩu

Dưới đây là một số văn bản luật thuế xuất nhập khẩu mới nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

Nghị định – Nghị định số 125/2017/NĐ-CP: Sửa đổi Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu TNK ưu đãi; Biểu TXK; Danh mục hàng hóa và mức thuế hỗn hợp, thuế tuyệt đối, TNK ngoài hạn ngạch thuế quan…

– Nghị định số 122/2016/NĐ-CP: Về Biểu TNK ưu đãi; Biểu TXK; Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, TNK ngoài hạn ngạch thuế quan…

– Nghị định số 134/2016/NĐ-CP: Hướng dẫn Luật TNK, TXK.

Thông tư – Thông tư số 04/2019/TT-BTC: Bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực TXK, thuế nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

– Thông tư số 95/2018/TT-BTC: Bãi bỏ một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực TXK, TNK.

– Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; TXK, TNK và quản lý thuế đối với hàng hóa XK, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

– Thông tư số 38/2015/TT-BTC: Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; TXK, TNK và quản lý thuế đối với hàng hoá XK, NK do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Quyết định – Quyết định số 48/2018/QĐ-TTg: Bãi bỏ Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg về miễn TNK đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm, trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu và chế tạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

– Quyết định số 28/2019/QĐ-TTg: Sửa đổi đổi Điều 2 Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định số 36/2016/QĐ-TTg quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa NK do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Văn bản hợp nhất Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-BTC năm 2018 hợp nhất Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; TXK, TNK và quản lý thuế đối với hàng hóa XK, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành.

Thuế xuất nhập khẩu định nghĩa là gì?

Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế gián thu và đánh vào những hàng hóa được phép xuất/nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới.

Thuế xuất nhập khẩu có mục đích chủ yếu là bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng những biện pháp hành chính. Loại thuế này chỉ thu một lần, được áp dụng đối với cả hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch.

Thuế xuất nhập khẩu định nghĩa là gì?

Đối tượng sẽ phải chịu thuế xuất nhập khẩu

Theo Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu mới nhất 2016 thì những đối tượng dưới đây sẽ phải chịu thuế xuất nhập khẩu:

– Hàng hóa xuất – nhập khẩu qua biên giới, cửa khẩu của Việt Nam.

– Hàng hóa NK từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, hàng hóa XK từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan.

– Hàng hóa xuất – nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất – nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất – nhập khẩu, quyền phân phối.

– Đối tượng chịu thuế xuất – nhập khẩu không áp dụng với những trường hợp dưới đây:

  • Hàng hóa trung chuyển, chuyển khẩu, quá cảnh.
  • Hàng hóa viện trợ không hoàn lại, hàng hóa viện trợ nhân đạo.
  • Hàng hóa trung chuyển giữa các khu phi thuế quan; hàng hóa NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ được tiêu thụ trong khu phi thuế quan; hàng hóa XK từ khu phi thuế quan ra nước ngoài.
  • Phần dầu khí được dùng để chi trả tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Đối tượng sẽ phải chịu thuế xuất nhập khẩu

Đặc trưng của thuế xuất nhập khẩu mới nhất

  • Chuyển đổi hàng hóa là linh kiện, vật tư, nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu từ đối tượng phải nộp thuế khi nhập khẩu, được hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế.
  • Chuyển đổi hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất từ đối tượng chịu thuế ở khâu nhập khẩu và được hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế có điều kiện về bảo lãnh, đặt cọc phù hợp với thông lệ quốc tế.
  • Miễn thuế và quản lý thu thuế với những mặt hàng mua bán trao đổi của cư dân biên giới phục vụ sản xuất và đời sống.
  • Miễn thuế đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu nhằm phục vụ an sinh xã hội, khắc phục hậu quả dịch bệnh, thiên tai, thảm họa.

Đặc trưng của thuế xuất nhập khẩu mới nhất

Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu là gì?

Căn cứ tính thuế xuất – nhập khẩu đối với hàng hóa theo tỷ lệ phần trăm:

  • Số tiền thuế xuất – nhập khẩu sẽ được tính toán dựa trên giá trị thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
  • Thuế suất áp dụng cho hàng hóa XK được quy định cụ thể đối với mỗi mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
  • Nếu hàng hóa XK sang vùng lãnh thủ, nước hoặc nhóm nước có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì tuân theo những thỏa thuận này.
  • Thuế suất với hàng hóa NK gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất ưu đãi. Cách áp dụng như sau:
  • Thuế suất ưu đãi được áp dụng cho hàng hóa NK xuất xứ từ vùng lãnh thổ, nước hoặc nhóm nước thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đáp ứng điều kiện xuất xứ từ vùng lãnh thổ, nước hoặc nhóm nước thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
  • Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cho hàng hóa NK xuất xứ từ vùng lãnh thổ hoặc nước, nhóm nước có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về TNK trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đáp ứng điều kiện xuất xứ từ vùng lãnh thổ hoặc nước, nhóm nước có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
  • Thuế suất thông thường được áp dụng cho hàng hóa NK không thuộc những trường hợp quy định tại điểm a và b khoản này. Thuế suất thông thường bằng 150% thuế suất ưu đãi đối với từng mặt hàng tương ứng. Nếu mức thuế suất ưu đãi là 0% thì Thủ tướng Chính phủ sẽ dựa trên Điều 1 của Luật này để đưa ra mức thuế suất thông thường.

Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu là gì?

Căn cứ tính thuế xuất – nhập khẩu đối với hàng hóa theo phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp:

  • Số tiền thuế tính theo phương pháp tính thuế tuyệt đối áp dụng cho hàng hóa xuất – nhập khẩu được xác định dựa trên lượng hàng hóa thực tế xuất – nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa ở thời điểm tính thuế.
  • Số tiền tính theo phương pháp tính thuế hỗn hợp áp dụng cho hàng hóa xuất – nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ % và số tiền thuế tuyệt đối theo quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Luật này.

Tham khảo: Công thức tính thuế xuất nhập khẩu theo quy định mới nhất

Ưu và nhược điểm của pháp luật thuế xuất khẩu nhập khẩu

Ưu điểm

  • Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và cải cách thủ tục hành chính, nâng cao môi trường kinh doanh để cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia.
  • Thúc đẩy sự phát triển và bảo hộ một cách hợp lý sản xuất kinh doanh trong nước đúng với định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước.
  • Sửa đổi, bổ sung những quy định về ưu đãi thuế nhập khẩu với hàng hóa là linh kiện, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất phục vụ những dự án thuộc các ngành nghề đặc biệt cần được khuyến khích đầu tư, hoặc những khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo ra sự thống nhất với các văn bản pháp luật liên quan.
  • Xử lý những vướng mắc nảy sinh khi thực hiện Luật Thuế xuất nhập khẩu hiện hành.

Ưu và nhược điểm của pháp luật thuế xuất khẩu nhập khẩu

Nhược điểm

  • Một số quy định không còn đáp ứng thực tiễn xuất – nhập khẩu và quy định của hệ thống pháp luật liên quan
  • Điều 5 Luật Thuế XNK chưa nêu rõ quy định về thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa NK tại chỗ
  • Chưa nêu rõ quy định về thời hạn nộp thuế trong trường hợp mang hàng về bảo quản

Nhà nước quản lý thuế xuất khẩu nhập khẩu như thế nào?

Để quản lý tốt thuế XNK, hạn chế tình trạng thất thu thuế, Nhà nước Việt Nam đã và đang áp dụng quy trình thu thủ tục thu thuế như sau:

  • Bước 1: Người nộp thuế sẽ phải kê khai số lượng và giá tính thuế với mỗi mặt hàng xuất – nhập khẩu mỗi khi có hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu. Việc kê khai, tính thuế sẽ được thực hiện trên tờ khai hải quan. Hoạt động kê khai, tính thuế XNK được thực hiện ngay tại địa điểm và thời điểm đăng ký tờ khai hàng hóa XNK.
  • Bước 2: Người kê khai nộp tờ khai hàng hóa XNK cho cơ qua hải quan nơi làm thủ tục XNK để cơ quan này thực hiện kiểm hóa và xác định mức thuế cần nộp. Các cán bộ hải quan chuyên trách sẽ trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm hóa.
  • Bước 3: Kể từ khi người nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan thì đây cũng chính là thời điểm xác định hạn nộp thuế. Theo pháp luật về thuế xuất nhập khẩu, hàng hóa XNK cần được nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa.

Nhà nước quản lý thuế xuất khẩu nhập khẩu như thế nào?

Có thể thấy Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016 đã có những sửa đổi, bổ sung phù hợp để phù hợp hơn với thực tiễn nhưng vẫn còn những mặt hạn chế. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích và đừng quên tham khảo thêm nhiều kiến thức pháp luật khác về thuế trên website của MAN nhé.

Đọc tiếp: Thông tin đối tượng chịu thuế GTGT & không chịu thuế

Ban biên tập: MAN – Master Accountant Network

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.