Hoàn thuế là gì? Các đối tượng, thủ tục và điều kiện để có thể hoàn thuế GTGT? Những câu hỏi này sẽ được MAN – Master Accountant Network giải đáp trong bài viết dưới đây, giúp bạn hiểu rõ và áp dụng chính xác hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp của mình.
Hoàn thuế GTGT là gì? Điều kiện hoàn thuế GTGT, căn cứ pháp luật
Hoàn thuế GTGT là khoản thuế được hoàn trả lại bởi nhà nước, khoản tiền này đã được đối tượng nộp thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước. Có nghĩa là nhà nước trả lại cho cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ, tổ chức doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh. Số tiền được trả là khoản mà đối tượng nộp thuế đã đóng vào ngân sách nhà nước.
Các căn cứ áp dụng theo quy định từ pháp luật
- Luật thuế GTGT năm 2008 sửa đổi và bổ sung 2013.
- Nghị định số 209/2013/NĐ quy định, hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT.
- Thông tư số 13/2016/TT-BTC quy định thi hành một số điều luật đã sửa đổi, bổ sung trong luật thuế GTGT, luật quản lý thuế, luật tiêu thụ đặc biệt.
Các điều kiện để tổ chức kinh doanh được hoàn thuế VAT
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 219/2013 / TT-BTC, doanh nghiệp, cơ sở được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại các điểm 1, 2, 3, 4, 5 điều số 18 Thông tư số 219 nếu trường hợp đủ các điều kiện sau:
– Phải là doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo các phương pháp khấu trừ;
– Đã được cấp giấy phép đầu tư hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập của các cấp có thẩm quyền, đã đóng dấu theo những quy định của pháp luật, lưu giữ và lập chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định về kế toán của pháp luật;
– Mở tài khoản ngân hàng theo mã số thuế từ cơ sở kinh doanh.
Lưu ý: Cơ sở đang hoạt động đã kê khai hoàn thuế trên tờ khai thuế giá trị gia tăng thì không kết chuyển số thuế đầu vào xin hoàn thành số thuế được khấu trừ của tháng tiếp theo.
Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT
Các đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định của luật thuế bao gồm:
(1) Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương thức khấu trừ thuế nếu trong tháng, quý thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì được khấu trừ vào kỳ sau.
Cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT có thêm các dự án đầu tư mới, trong giai đoạn đầu tư, mua sắm, sử dụng dịch vụ, hàng hóa có thuế GTGT. Nếu số thuế đó không được khấu trừ và số thuế còn lại trên 300 triệu đồng thì được hoàn thuế GTGT.
Các cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT nhưng được chuyển số thuế chưa được khấu trừ đối với dự án đầu tư theo quy định của luật đầu tư sang kỳ kế tiếp trong các trường hợp sau đây:
– Dự án đầu tư của tổ chức, cơ sở kinh doanh chưa góp đầy đủ số vốn đã đăng ký trước đó; nếu không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của luật hoặc trong quá trình hoạt động không duy trì được điều kiện hoạt động thì kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
– Dự án đầu tư phát triển tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 1/7/2016 hoặc các dự án đầu tư mà tổng giá trị khoáng sản, tài nguyên cộng với chi phí của năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.
(2) Cơ sở kinh doanh có dịch vụ, hàng hóa xuất khẩu trong tháng, quý nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu trở lên thì được hoàn thuế theo tháng, quý, trừ các trường hợp hàng hóa được nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không tiến hành việc xuất khẩu tại các địa bàn hải quan theo quy định của bộ Luật Hải quan.
Tiến hành việc hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với đối tượng nộp thuế thực hiện sản xuất hàng hóa để xuất khẩu không vi phạm pháp luật về hải quan, thuế trong khoảng thời gian liên tục 2 năm; đối tượng nộp thuế không thuộc diện rủi ro cao theo quy định của nhà nước trong Luật quản lý thuế.
(3) Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương thức khấu trừ thuế thì số thuế GTGT nộp thừa do chuyển đổi doanh nghiệp, chuyển đổi chủ sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng còn lại, nếu thuế GTGT nộp thừa hoặc thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ đầy đủ..
(4) Người Việt Nam, người nước ngoài có giấy tờ nhập cảnh hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp sẽ được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.
(5) Việc hoàn thuế GTGT đối với dự án, chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc nguồn viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo có những quy định như sau:
– Chủ dự án, chương trình hoặc nhà thầu chính, tổ chức được các nhà tài trợ nước ngoài chỉ định để quản lý dự án, chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ ODA không hoàn lại sẽ được Việt Nam hoàn lại số thuế GTGT đã nộp cho các hàng hóa, dịch vụ mua tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ trong một chương trình hoặc dự án;
– Tổ chức tại Việt Nam sử dụng quỹ viện trợ không hoàn lại, quỹ viện trợ nhân đạo của cá nhân, tổ chức nước ngoài để mua dịch vụ, hàng hóa phục vụ cho công trình, dự án không hoàn lại thuế, nguồn viện trợ nhân đạo tại Việt Nam sẽ được hoàn thuế GTGT đã nộp cho hàng hóa, dịch vụ đó.
(6) Người được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo các quy định hiện hành của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lãnh thổ Việt Nam để sử dụng sẽ được hoàn thuế GTGT đã nộp được ghi trên các hóa đơn VAT hoặc ghi trên các chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã gồm thuế VAT.
(7) Các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa đang là thành viên.
Thủ tục, hồ sơ hoàn thuế GTGT cho tổ chức kinh doanh
Căn cứ các Điều khoản 49, 50, 51, 52 của Thông tư số 156/2013/TT-BTC, thủ tục, hồ sơ hoàn thuế sẽ bao gồm những trường hợp sau:
(1) Hồ sơ dùng để hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp có số thuế đầu vào chưa khấu trừ hết theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng hoặc đối với trường hợp doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu tư chưa có giá trị gia tăng đầu ra, hay bù trừ số giá trị gia tăng của dịch vụ, hàng hóa mua vào nhằm mục đích sử dụng dự án đầu tư, kê khai thuế giá trị gia tăng của các hoạt động sản xuất kinh doanh; với trường hợp hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu là Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu từ ngân sách của nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT.
(2) Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA
- Đối với nhà thầu chính và chủ dự án
Bước 1: Hồ sơ hoàn thuế GTGT
– Chuẩn bị mẫu số 01/ĐNHT: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu của ngân sách nhà nước;
– Chuẩn bị mẫu số 01-1/ĐNHT: Bảng kê chứng từ, hóa đơn dịch vụ, hàng hóa mua vào.
– Quyết định của những cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt sử dụng vốn dự án ODA viện trợ không hoàn lại hoặc sử dụng vốn vay ODA ưu đãi do ngân sách nhà nước cấp phát (bản sao có đóng dấu ngân sách nhà nước và chữ ký xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về dự án). Nếu quá trình diễn ra nhiều lần, bạn chỉ cần gửi xuất trình trong lần đầu tiên.
– Cơ quan quản lý dự án xác nhận dự án hỗ trợ phát triển chính thức về hình thức cung cấp dự án là ODA hoàn lại ODA hay ODA vay được nhà nước cấp phát ưu đãi thuộc trong nhóm được hoàn thuế giá trị gia tăng (bản sao có xác nhận của cơ sở) và vấn đề thiếu sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để trả thuế giá trị gia tăng. Người nộp thuế chỉ phải nộp tài liệu này cùng với tờ khai thuế ban đầu của chương trình, dự án.
Trường hợp nhà thầu chính và chủ dự án lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài các tài liệu nêu tại những điểm này, thì còn phải có xác nhận của chủ dự án về việc dự án chưa được ngân sách nhà nước cấp vốn để đối ứng cho nhà thầu theo giá của thuế giá trị gia tăng; giá thanh toán theo kết quả đấu thầu chưa có thuế giá trị gia tăng và yêu cầu hoàn thuế cho chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT
Chủ dự án hỗ ODA thuộc diện đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng nộp hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng bất kỳ lúc nào khi phát sinh số thuế giá trị gia tăng đầu vào đủ điều kiện được hoàn trong thời gian thực hiện dự án, chương trình đến Cục Thuế quản lý trực tiếp tại địa bàn nơi thực hiện dự án, chương tình; trường hợp dự án ODA liên quan đến nhiều tỉnh thì hồ sơ hoàn thuế phải được gửi đến Cục thuế có thẩm quyền trực tiếp nơi chủ dự án đặt trụ sở chính.
Nhà thầu nước ngoài chịu trách nhiệm thực hiện dự án ODA được hoàn thuế giá trị gia tăng phải nộp hồ sơ đến cơ quan thuế có thẩm quyền tại nơi kê khai thuế.
- Với văn phòng đại điện cho nhà tài trợ của dự án ODA
Bước 1: Lập hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng
– Chuẩn bị mẫu 01/ĐNHT: Văn bản đề nghị hoàn trả khoản thu của ngân sách nhà nước.
– Chuẩn bị mẫu 01-1/ĐNHT: Bảng kê chứng từ hoặc hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào.
– Văn bản thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam và nhà tài trợ về việc tổ chức, thành lập văn phòng đại diện (bản sao có xác nhận của văn phòng).
– Văn bản từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập văn phòng đại diện (bản sao giấy chứng nhận văn phòng đại diện).
Bước 2: Hồ sơ để đề nghị hoàn thuế GTGT
Văn phòng đại diện của nhà tài trợ chương trình, dự án ODA thuộc diện đủ điều kiện được hoàn thuế giá trị gia tăng tiến hành nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng vào bất kỳ lúc nào phát sinh số thuế giá trị gia tăng đầu vào được hoàn thuế trong thời gian thực hiện dự án, chương trình gửi đến Cục Thuế quản lý trực tiếp tại địa bàn nơi đặt văn phòng đại diện của dự án.
(3) Hoàn thuế đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức tại Việt Nam sử dụng quỹ viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
Bước 1: Hồ sơ để hoàn thuế giá trị gia tăng
– Chuẩn bị mẫu 01/ĐNHT: Văn bản đề nghị hoàn trả khoản thu của ngân sách nhà nước.
– Chuẩn bị mẫu số 01-1/ĐNHT: Bảng kê chứng từ, hóa đơn dịch vụ, hàng hóa mua vào.
– Văn bản phê duyệt chấp thuận của cấp cơ quan có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của người nộp thuế).
– Giấy xác nhận của Sở Tài chính (đối với các viện trợ của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương) hoặc của Bộ Tài chính (đối với các viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách của trung ương) nêu rõ về các khoản tiền viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài: giá trị khoản viện trợ, cơ quan quản lý, tiếp nhận viện trợ, tên tổ chức viện trợ.
Bước 2: Gửi đơn xin cơ quan nhà nước hoàn thuế VAT
Các cá nhân, tổ chức thuộc diện đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế đầu vào được hoàn.
(4) Hoàn thuế giá trị gia tăng với những đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao.
Bước 1: Hồ sơ hoàn thuế VAT
– Chuẩn bị mẫu 01/ĐNHT được xác nhận bởi Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc bởi Bộ Ngoại giao: Văn bản đề nghị hoàn trả khoản thu của ngân sách nhà nước.
– Chuẩn bị mẫu số 01-2/ĐNHT (bảng kê thuế VAT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho cơ quan đại diện ngoại giao) và 01-3/ĐNHT (bảng kê khai thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho viên chức ngoại giao tại Việt Nam) ban hành kèm theo thông tư này.
– Chuẩn bị 02 bản hóa đơn GTGT có đóng dấu của văn phòng đại diện kèm theo bản chính. Sau khi hoàn thuế GTGT, cơ quan thuế trả lại hóa đơn gốc cho VPĐD.
Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT và làm các thủ tục giải quyết
Các cơ quan, văn phòng đại diện thuộc nhóm đối tượng được hoàn thuế VAT, lập hồ sơ để đề nghị hoàn thuế VAT của quý trước và gửi hồ sơ cho Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao để xác nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT trong vòng 10 ngày đầu của tháng đầu quý.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cục lễ tân quốc gia có trách nhiệm xem xét hồ sơ, xác minh đối tượng, danh mục, số lượng hàng hóa, dịch vụ hoàn thuế VAT. Sau khi cục lễ tân đã có xác nhận hồ sơ hoàn thuế, sẽ chuyển cho cục thuế các tỉnh, thành phố để xử lý.
Đối với trường hợp sau khi xem xét, hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế hoặc không đầy đủ, cục lễ tân nhà nước sẽ tiến hành gửi trả hồ sơ hoàn thuế cho người được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận các hồ sơ.
Kết luận: Quy định về hoàn thuế GTGT khá phức tạp, để hoàn thuế thì người nộp thuế phải thuộc đối tượng được hoàn và đáp ứng đủ các điều kiện, sau đó chuẩn bị và nộp hồ sơ đầy đủ cho cơ quan quản lý.
Thời gian cơ quan nhà nước tiến hành hoàn thuế VAT
Mỗi trường hợp làm thủ tục hoàn thuế khác nhau sẽ có thời hạn để cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế VAT hoặc là quyết định việc hoàn thuế kiêm bù trừ ngân sách nhà nước khác nhau, cụ thể là:
- Kiểm trước – hoàn sau: sẽ nằm trong khoản 60 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ. Áp dụng với tổ chức kinh doanh hoàn thuế lần 1 hoặc lần 2 trở đi nhưng hồ sơ hoàn 1 phát hiện có nhiều vấn đề.
- Hoàn trước – kiểm sau: sẽ nằm trong khoản 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ, áp dụng đối với tổ chức kinh doanh hoặc doanh nghiệp chấp hành tốt tất cả các yêu cầu.
Kể từ ngày nhận được lệnh hoàn trả, hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh trả khoản thu ngân sách nhà nước, thì lúc này kho bạc quốc gia phải tiến hành chi trả hoàn thuế trong vòng 1 ngày làm việc (theo thông tư số 80/2021/TT-BTC).
Dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế TNCN tại MAN
Nhằm tiết kiệm được thời gian thực hiện các thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng cũng như đảm bảo hồ sơ, thủ tục được chính xác, quý khách hàng hãy tham khảo dịch vụ tại MAN – Master Accountant Network với các ưu điểm như sau:
– Chi phí dịch vụ tiết kiệm, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí hoàn thuế đến mức tối đa;
– Thời gian hoàn thành thủ tục hoàn thuế nhanh chóng và chính xác. Chỉ sau 45 ngày làm việc là hồ sơ của doanh nghiệp, tổ chức được hoàn thành;
– Cam kết dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng tại Man:
- Tối ưu được chi phí và thời gian;
- Chứng từ, hóa đơn trước khi nộp hồ sơ hoàn thuế sẽ được kiểm tra và rà soát kỹ lưỡng;
- Hạn chế tối đa các trường hợp bị xử phạt hành chính hoặc truy thu thuế;
- Công ty dịch vụ hoàn thuế MAN sẽ đại diện cho phía công ty, doanh nghiệp giải trình với cơ quan có thẩm quyền về thuế trong suốt quá trình hoàn thành thủ tục hoàn thuế; đại diện giúp doanh nghiệp nhận quyết định hoàn thuế VAT;
- Theo sát và hỗ trợ đến khi doanh nghiệp nhận được tiền hoàn thuế GTGT.
Doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoàn thuế GTGT, xin liên hệ trực tiếp với MAN – Master Accountant Network để được hỗ trợ và biết thêm chi tiết.
Đọc thêm: Hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì? hướng dẫn thủ tục & lưu ý
Ban biên tập: MAN
Nội dung liên quan
Kiểm toán Tin tức
Tin tức Kiểm toán
Tin tức Kiểm toán
Kiểm toán Tin tức
Kiểm toán Tin tức
Báo cáo Thuế Tin tức