Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào năm 2023, việc chuyển giá ngày càng trở thành một chủ đề nóng bỏng, không chỉ ở mức độ kinh tế vĩ mô mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược và hoạt động của từng doanh nghiệp. Chuyển giá, một phương thức thiết lập giá giao dịch giữa các đơn vị thuộc cùng một tập đoàn đa quốc gia, không chỉ liên quan đến việc tối ưu hóa lợi nhuận, mà còn mang tới những thách thức về quản lý thuế và sự minh bạch trong tài chính. Năm 2023 đã chứng kiến những biến đổi đáng kể trong quy định và chính sách liên quan đến chuyển giá. Vậy, doanh nghiệp FDI cần biết gì về chuyển giá trong năm này? Cùng đi sâu vào phân tích và khám phá trong bài viết sau đây.

Chuyển giá là gì?

Chuyển giá là hành vi mà các công ty hoặc chi nhánh ở các quốc gia khác nhau điều chỉnh giá của giao dịch lệch lạc so với thực trạng thị trường, nhằm mục đích thu lợi từ việc tiết kiệm thuế (không tương ứng với giá trị thực của sản phẩm hay dịch vụ). Trên bản chất, chuyển giá có thể được coi là một cách tránh thuế, nhưng cũng có thể được xem xét như là một chiến lược để tối ưu thuế dựa trên nguyên tắc: tại nơi thuế doanh nghiệp thấp hơn, doanh nghiệp sẽ chuyển lợi nhuận về đó.

Chuyển giá hầu như ở nước nào cũng có. Ở Hoa Kỳ, Úc, Đức sinh viên được dạy về chuyển giá thông qua nội dung tìm hiểu và so sánh các lỗ hỏng trong chính sách thuế của các quốc gia. Họ không xem chuyển giá là việc to lớn, khác thường mà chấp nhận nó. Mỗi quốc gia đều phải xử lý trên lãnh thổ của mình bằng các biện pháp tốt nhất để cơ quan thuế có phản ứng nhanh, kịp thời phát hiện xử lý và đưa ra những quy định điều chỉnh về thuế có tính cạnh tranh giữa các quốc gia đồng thời phù hợp với sự phát triển quốc gia mình

Việc kinh doanh lỗ và lỗ liên tục thì không đồng nghĩa với việc chuyển giá. Để xác định được chuyển giá thì phải có quá trình thu thập tài liệu đầy đủ khách quan. Thông thường tại Mỹ, Châu Âu ,Hồng Kông những vụ chuyển giá lớn được phán quyết tại tòa án sau khi quan tòa tiếp thu ý kiến của cả hai bên (Thuế và doanh nghiệp).

Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có khả năng thực hiện chuyển giá

  • Mặc dù ghi nhận lỗ trong hơn 03 năm hoặc nguồn vốn của chủ sở hữu bị âm, doanh nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng và tăng trưởng doanh thu.
  • Dù kết quả kinh doanh không phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ, doanh nghiệp vẫn nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các công ty có quan hệ giao dịch, công ty cha hoặc các đối tác góp vốn.
  • Doanh nghiệp chỉ tiếp tục giao dịch với một hoặc một số ít khách hàng trong một thời gian dài và thường xuyên bán sản phẩm ở mức giá chỉ đủ để bù đắp chi phí sản xuất.
  • Giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường nội địa cao hơn so với mức giá xuất khẩu cho cùng một mặt hàng.
  • Dù có mối quan hệ giao dịch với các nhà cung cấp hoặc khách hàng liên kết trong thời gian dài, doanh nghiệp không tiến hành thanh toán công nợ nhưng vẫn duy trì giao dịch.
  • Nguồn gốc của sản phẩm liên quan đến sự tham gia của ít nhất 03 quốc gia khác nhau.

Các biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện chuyển giá

  • Thực hiện chuyển giá bằng cách đầu tư vào tài sản hoặc mua sắm tài sản cố định với giá không tương ứng với thực tế.
  • Tạo lệch giá bằng cách mua nguyên vật liệu ở mức giá cao hơn mức thông thường trên thị trường buôn.
  • Chuyển giá được thực hiện khi cho vay hoặc khi tiến hành vay mượn.
  • Điều chỉnh giá thông qua việc cung cấp dịch vụ bảo hành hoặc thông qua quyền sử dụng thương hiệu liên quan đến doanh thu quốc tế.
  • Tạo sự biến động giá thông qua các mối quan hệ đào tạo hoặc hợp đồng với nhà thầu.
  • Thực hiện chuyển giá khi sản xuất hàng hóa tại nước mình, xuất khẩu chúng và sau đó nhập lại để bán dưới thương hiệu của một công ty liên kết khác trong nước.

Tuy hiểu rõ về “chuyển giá” nhưng để xác định các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết khi giao dịch với nhau không theo giá thị trường như các bên giao dịch độc lập khác là một vấn đề không đơn giản.

Những ví dụ về chuyển giá trong doanh nghiệp FDI 2023
Những ví dụ về chuyển giá trong doanh nghiệp FDI 2023

Ví dụ: Một Công ty tại Hoa Kỳ (A1) sản phẩm kinh doanh là xe, lập một công ty con là (A2) ở Trung Quốc sản xuất các linh kiện, phụ kiện hoàn chỉnh cho xe, giá vốn sản xuất là 20 đồng, sau đó xuất các linh kiện phụ kiện này sang Công ty A3 (công ty con của A1) ở Thái Lan giá 40 đồng. Công ty ở Thái Lan (A3) xuất bằng giá 40 đồng sang công ty trong mối liên kế ở Việt Nam là công ty A4 để lắp ráp với giá nhân công lắp ráp là 10 đồng. Sau đó sản phẩm này bán tại Việt Nam là 50 đồng. Tính trên lợi nhuận gộp thì công ty A4 tại Việt Nam là không có lãi (giá nhập 40 + lắp ráp 10), chưa kể A4 còn lỗ cả chi phí quản lý và chi phí bán hàng. Nhưng nếu tính trong mối quan hệ liên kết các Công ty nhóm A thì lợi nhuận gộp cho nhóm là 20 đồng (giá bán 50 – sản xuất 20 – lắp ráp 10), vậy quan trọng nhất là Việt Nam giữ được phần nào 20 đồng lợi nhuận gộp này ở lại Việt Nam.

Doanh nghiệp có nhiều lý giải cho rằng không phải là chuyển giá: kinh doanh hợp pháp, đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu, chọn Trung Quốc sản xuất vì có đa dạng nguyên liệu giá rẻ đạt yêu cầu, nhân công nhiều, giá thuê đất thấp. Chọn Thái Lan để kiểm tra chất lượng linh phụ kiện vì con người, kinh nghiệm công nghiệp xe phát triển hơn Việt Nam và cuối cùng như vậy thì chất lượng mới đảm bảo cho tiêu dùng Việt Nam.

Rủi ro bị xử phạt vi phạm về chuyển giá tại Việt Nam

Vấn đề về Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI năm 2023

Theo Luật Quản Lý Thuế: Xử phạt hành vi chuyển giá khi xác định được chuyển giá là truy thu thuế và phạt.

Theo Luật Về Giá 2012 và Luật Hình Sự 2015: Chuyển giá là hình vi trốn thuế, gây bất lợi cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, tìm ẩn mối nguy hại cho nền kinh tế. Nếu doanh nghiệp gây nguy hại sẽ bị xử lý hình sự. Tùy mức độ trốn thuế dựa trên tính chất của vi phạm mà hành vi trốn thuế có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển giá.

Yếu tố pháp lý: (Legal factors)

  • Thuế suất và chi phí kinh doanh được thuế chấp nhận ở mỗi quốc gia.
  • Luật hải quan ở mỗi quốc gia.
  • Luật về giá và luật chống độc quyền của mỗi quốc gia.
  • Sự can thiệp Chính phủ về hạn ngạch xuất nhập khẩu. 17 5.

Yếu tố chính trị xã hội: (Politic & social factors)

  • Rủi ro tịch thu và tước quyền tài sản sở hữu có đền bù hoặc không đền bù của mỗi quốc gia – quốc hữu hóa.
  • Chính sách phân biệt chủng tộc.
  • Tôn giáo, tín ngưỡng.
  • Nhân quyền và tham nhũng, chính sách bảo trợ bảo hiểm xã hội.

Kinh tế bên ngoài: (External economic factors)

  • Tỷ lệ lạm phát.
  • Chính sách điều hành tiền tệ và tỷ giá hối đoái.
  • Giới hạn chuyển lợi nhuận hoặc thủ tục hành chính về. chuyển lợi nhuận về nước của Công ty con về Công ty mẹ
  • Thủ tục ngân hàng về chuyển tiền khác quốc gia

 Kinh tế bên trong:(Internal economic factors)

  • Thị phần tập đoàn.
  • Năng lực cạnh tranh của tập đoàn.
  • Chiến lược kinh doanh tập đoàn.
  • Suy nghĩ của Ban lãnh đạo tập đoàn.

Cơ sở pháp lý cho việc chống chuyển giá hiện tại ở Việt Nam

  • Thông tư 201/2013 ngày 20/12/2013 Hướng dẫn thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế. (Có hiệu lực từ ngày 05/02/2014.)
  • Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/04/2010 Hướng dẫn thực hiện xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết (Có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.) – Đã hết hiệu lực
  • Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. (Có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2017.)
  • Thông tư 41/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 20

Các phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết.

Thông tư 66/2010

  • Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập.
  • Phương pháp giá bán lại.
  • Phương pháp giá vốn cộng lãi (phương pháp lợi nhuận gộp trên giá vốn).
  • Phương pháp so sánh lợi nhuận (lợi nhuận trên chi phí, lợi nhuận trên tài sản cố định, lợi nhuận trên doanh thu).
  • Phương pháp tách lợi nhuận. Trong trường hợp do đặc thù duy nhất trong các giao dịch liên kết trong các phương pháp trên không áp dụng được thì có thể vận dụng biện pháp tổng hợp hoặc biện pháp vận dụng số liệu so sánh giữa các kỳ.

Nghị định 20/2017

  • Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập.
  • Phương pháp so sánh lợi nhuận (lợi nhuận trên tổng chi phí, lợi nhuận trên tổng tài sản cố định, lợi nhuận trên doanh thu).
  • Phương pháp phân bổ lợi nhuận.

Thông tư 41/2017 hướng dẫn Nghị định 20/2017

  • Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập.
  • Phương pháp so sánh lợi nhuận (lợi nhuận trên tổng chi phí, lợi nhuận trên tổng tài sản cố định, lợi nhuận trên doanh thu)
  • Phương pháp phân bổ lợi nhuận

Phương pháp xác định giá của các nước khác áp dụng:

  • Phương pháp cơ sở giá tự do có thể so sánh (comparable uncontrolled price method);
  • Phương pháp giá bán lại (resale price method);
  • Phương pháp cộng chi phí (cost – phus method);
  • Phương pháp lợi nhuận (profit split method);
  • Phương pháp cơ sở giá phí (cost based);
  • Phương pháp giá thị trường (market price method);
  • Phương pháp hồi quy tuyến tính (linear programming method);
  • Phương pháp chia sẻ lợi nhuận (profit sharing method);
  • Phương pháp thương lượng (negotiated mehtod);

Kết Luận

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và xu hướng hội nhập, việc chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI trở thành một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thuế của các quốc gia và cả sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Bài viết đã giải đáp nhiều khía cạnh của chuyển giá, từ những đặc điểm đến những tác động của nó đối với doanh nghiệp và nền kinh tế.

MAN - Master Accountant Network là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này
MAN – Master Accountant Network là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này

Đối với doanh nghiệp, việc hiểu rõ và áp dụng đúng quy định về chuyển giá không chỉ giúp họ tránh rủi ro pháp lý mà còn giúp tăng cường uy tín và hình ảnh trên thị trường toàn cầu.

Để đảm bảo việc tuân thủ và áp dụng hiệu quả các quy định về chuyển giá, việc có một đối tác tư vấn chuyên nghiệp và uy tín là rất quan trọng. MAN – Master Accountant Network là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này. Với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về chuyển giá, MAN không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vấn đề này mà còn hỗ trợ trong việc xây dựng và áp dụng các chiến lược hiệu quả.

Nguồn: Tài liệu “XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TRONG GIAO DỊCH KINH DOANH GIỮA CÁC BÊN CÓ QUAN HỆ LIÊN KẾT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI” 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ !!