Thủ tục phân tích là một trong những thủ tục kiểm toán quan trọng và được ứng dụng phổ biến nhất. Trong kiểm toán báo cáo tài chính, thủ tục phân tích giúp đánh giá các thông tin tài chính một cách chính xác, khi được kết hợp với các thủ tục khác sẽ cho phép kiểm toán viên (KTV) đưa ra ý kiến kiểm toán đánh giá đúng đắn về mức độ trung thực của báo cáo tài chính. Hãy cùng MAN tìm hiểu thêm về thủ tục kiểm toán này trong bài viết dưới đây nhé.

Thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC là gì?

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 đã định nghĩa thủ tục phân tích (TTPT) là hoạt động đánh giá các thông tin tài chính bằng cách phân tích những mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Ngoài ra, thủ tục phân tích cũng bao gồm hoạt động điều tra (khi cần thiết) về những mối quan hệ hoặc biến động được đánh giá là không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc ghi nhận mức chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính. Các phương pháp phân tích cơ bản gồm có: Phân tích dự báo, phân tích tỷ số và phân tích xu hướng.

Thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC là gì?
Thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC là gì?

Ví dụ về thủ tục phân tích: KTV lập bảng phân tích biến động giữa những chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng, Dự phòng phải thu khó đòi, Doanh thu thuần của năm 2020 so với năm 2019, sau đó đối chiếu những chỉ tiêu qua 2 năm để phát hiện các biến động bất thường:

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Biến động Chỉ số
Nợ phải thu KH 3,474,498,518,959 4,173,563,213,813 699.064.694.854 20,1%
Dự phòng phải thu khó đòi 16,794,705,625 16,434,079,108 (360.626.517) 2,1%
Doanh thu thuần 56,318,122,762,744 59,636,286,225,547 3.318.163.462.803 5,9%

(Số liệu thu thập từ các BCTC của Vinamilk)

Dựa trên bảng phân tích trên, có thể thấy:

  • Nợ phải thu KH của năm 2020 so với năm 2019 đã tăng lên 699.064.694.854, tương đương với 20,1%.
  • Dự phòng phải thu khó đòi: Giảm 360.626.517, tương đương với 2,1%.
  • Doanh thu thuần: Tăng 3.318.163.462.803, tương đương với 5,9%.

Như vậy khi đối chiếu các số liệu nợ phải thu khách hàng, dự phòng phải thu khó đòi và doanh thu thuần măm 2020 so với năm 2019 không thấy có biến động nào bất thường. Ngoài ra, nợ phải thu KH năm 2020 so với năm 2019 tăng khá nhiều nhưng doanh thu thuần cũng tăng lên, điều này chứng tỏ đơn vị có tình hình kinh doanh phát triển khá ổn định.

Ưu và nhược điểm nổi bật của thủ tục phân tích kiểm toán

Ưu điểm của thủ tục phân tích

  • Thủ tục này nghiên cứu về mối quan hệ giữa các dữ liệu tài chính và phi tài chính, từ đó phát hiện các dấu hiệu hoặc xu hướng bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào đó kiểm toán viên có thể nhận diện, đánh giá các rủi ro cũng như khoanh vùng rủi ro sai sót trọng yếu.
  • KTV không phải kiểm tra quá nhiều mẫu mà vẫn có thể đưa ra kết luận nhanh chóng. Có thể nói đây là thủ tục hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hàng đầu trong số các thủ tục kiểm toán.
Ưu và nhược điểm nổi bật của thủ tục phân tích kiểm toán
Ưu và nhược điểm nổi bật của thủ tục phân tích kiểm toán

Nhược điểm của thủ tục phân tích

  • Thủ tục phân tích không cung cấp cho KTV bằng chứng đáng tin cậy để đưa ra kết luận trên BCTC mà chỉ hỗ trợ khoanh vùng, phát hiện rủi ro, từ đó đưa ra kết luận có tính khái quát.

Hướng dẫn quy trình thủ tục phân tích và thủ tục phân tích cơ bản

Khi tiến hành TTPT thì kiểm toán cần phải tuân theo quy trình có sẵn để tránh bỏ sót bất cứ bước nào dù là nhỏ nhất. Điều này giúp hạn chế sự thiếu sót khi thu thập thông tin dữ liệu phục vụ việc đánh giá. Ngoài ra, quy trình thực hiện TTPT cũng giúp nâng cao hiệu quả công việc. Dưới đây là quy trình thực hiện các TTPT để bạn tham khảo:

Bước 1: Lập kế hoạch

Bất cứ quy trình nào cũng cần bắt đầu với bước lập kế hoạch. Ở giai đoạn này, bạn hãy vạch ra những mục tiêu kiểm toán cụ thể cần đạt được khi tiến hành TTPT.

Bước 2: Lựa chọn

Tiếp theo, KTV sẽ phải chọn ra được lĩnh vực, trường hợp cụ thể để từ đó áp dụng thủ tục phân tích phù hợp. Ví dụ như những TTPT được dùng trong kiểm toán nợ, vốn vay sẽ khác với những TTPT đối với kiểm toán hàng tồn kho.

Hướng dẫn quy trình thủ tục phân tích và thủ tục phân tích cơ bản
Hướng dẫn quy trình thủ tục phân tích và thủ tục phân tích cơ bản

Bước 3: Ước tính/dự đoán giá trị lý thuyết và thực tế

Sau khi đã tiến hành kiểm toán và nhận được kết quả, KTV sẽ đối chiếu với các giá trị đã dự tính. Đây là khâu vô cùng thiết yếu giúp KTV so sánh, đánh giá giữa các dữ liệu và bằng chứng thu thập được.

Bước 4: Phân tích

Sau khi đã hoàn thành việc so sánh, KTV sẽ tiến hành phân tích để xác định được lý do tại sao lại ghi nhận những biến đổi, chênh lệch (nếu có). Trong quy trình thực hiện TTPT thì công việc phân tích luôn đóng vai trò quan trọng nhất, đòi hỏi phải được thực hiện kỹ càng.

Bước 5: Kiểm tra lại những thông tin đã phân tích, đánh giá

KTV sẽ rà soát lại toàn bộ các thông tin mà mình đã phân tích và đánh giá. Ngoài ra KTV cũng sẽ đưa ra kết luận cần phải kiểm tra hoặc xem xét lại các thay đổi khi kiểm toán. Cuối cùng là kết luận về mức độ phù hợp, trung thực của báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Giai đoạn áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC

Nhiều kiểm toán viên đặt câu hỏi: “Giai đoạn nào trong kiểm toán bắt buộc sử dụng thủ tục phân tích?”. Trên thực tế, TTPT có thể được áp dụng ở cả ba giai đoạn kiểm toán. Đó là giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn tiến hành kiểm toán và giai đoạn đánh giá tổng thể.

Thủ tục phân tích được áp dụng ở giai đoạn lập kế hoạch

Ở bước này, KTV sẽ thu thập và phân tích các thông tin về doanh nghiệp rồi dựa vào đó để dự đoán những sai sót có thể xuất hiện trên BCTC. Cụ thể, TTPT ở giai đoạn đầu của kiểm toán sẽ bao gồm:

  • Thu thập những thông tin tài chính liên quan về doanh nghiệp.
  • Đối chiếu các thông tin bằng cách áp dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau: phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất, so sánh sự chênh lệch dòng tiền, so sánh các giá trị…
  • Đánh giá kết quả so sánh.
Thủ tục phân tích được áp dụng ở giai đoạn lập kế hoạch
Thủ tục phân tích được áp dụng ở giai đoạn lập kế hoạch

Thủ tục phân tích được áp dụng ở giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn này, TTPT sẽ được áp dụng để tìm kiếm các bằng chứng “sống” và các thông tin liên quan. Từ đó KTV có thể đối chiếu với những dữ liệu thu được ở giai đoạn đầu cũng như so sánh với dòng tiền, số dư…

Ở khâu này, KTV có thể giảm bớt một số nghiệp vụ nhưng vẫn đảm bảo rà soát chi tiết các thông tin và phát hiện những sai sót có thể xảy ra. Dưới đây là các TTPT được áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:

  • Xây dựng mô hình của các sự biến động.
  • Đánh giá mức độ độc lập và trung thực của các dữ liệu, bằng chứng.
  • Tiếp tục tiến hành đối chiếu và ước tính các giá trị.
  • Phân tích và đánh giá số liệu thu được dựa trên kết quả đối chiếu.
  • Nhận diện và đánh giá những sai sót có thể xuất hiện trong BCTC của doanh nghiệp.
Thủ tục phân tích được áp dụng ở giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thủ tục phân tích được áp dụng ở giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thủ tục phân tích được áp dụng ở giai đoạn đánh giá tổng thể

Các KTV thực hiện thủ tục phân tích ở giai đoạn cuối cùng của hoạt động kiểm toán nhằm hạn chế tối đa nguy cơ tồn tại sai sót. Bên cạnh đó, TTPT còn giúp KTV một lần nữa kiểm tra những thông số có trên BCTC. Các TTPT cần sử dụng trong giai đoạn này đó là:

  • Thu thập lại các dữ liệu từ những báo cáo đã được điều chỉnh.
  • Phân tích chi tiết kết quả báo cáo, phân tích hoạt động kinh doanh cũng như những dấu hiệu khác liên quan.
Thủ tục phân tích được áp dụng ở giai đoạn đánh giá tổng thể
Thủ tục phân tích được áp dụng ở giai đoạn đánh giá tổng thể

Các thủ tục phân tích hỗ trợ để hình thành kết luận, ý kiến kiểm toán

Theo VSA 520, KTV cần thiết kế và thực hiện những TTPT ở giai đoạn cuộc kiểm toán gần kết thúc, dựa vào đó để xây dựng kết luận tổng thể về việc liệu BCTC có nhất quán với những hiểu biết của KTV về doanh nghiệp hay không. Các thủ tục phân tích hỗ trợ đưa ra kết luận, ý kiến kiểm toán được hướng dẫn như sau:

  • KTV sử dụng những kết luận rút ra từ kết quả của các TTPT đã thiết kế và thực hiện (đoạn 06 VSA 520) để chứng thực những kết luận đã xây dựng trong quá trình kiểm toán các yếu tố riêng lẻ hoặc các bộ phận của BCTC. Điều này cho phép KTV đưa ra các kết luận hợp lý để hình thành nên ý kiến kiểm toán.
  • Kết quả của những TTPT đó giúp KTV phát hiện các rủi ro có sai sót trọng yếu mà trước đó chưa tìm ra được. Trong trường hợp này, theo đoạn 31 VSA 315 thì KTV cần xem xét lại đánh giá của mình về rủi ro có sai sót trọng yếu và chỉnh sửa những thủ tục kiểm toán tiếp theo đã đề ra.
  • Các TTPT được thực hiện theo quy định ở đoạn 06 VSA 520 có thể tương tự như những TTPT được áp dụng để đánh giá rủi ro.
Các thủ tục phân tích hỗ trợ để hình thành kết luận, ý kiến kiểm toán
Các thủ tục phân tích hỗ trợ để hình thành kết luận, ý kiến kiểm toán

 

Trên đây là những kiến thức hữu ích về thủ tục phân tích mà kiểm toán viên cần nắm được. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nghiên cứu thêm về mức độ trung thực, những yếu tố tác động đến TTPT trong kiểm toán và một số sai lỗi hay mắc phải khi tiến hành TTPT trong kiểm toán. Chúc bạn vận dụng thành thạo các kiến thức này vào thực tế công việc.

Tìm hiểu: Dịch vụ Kiểm Toán chuyên nghiệp, đúng chuẩn

Ban biên tập: MAN – Master Accountant Network

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ !!