Hạch toán thuế thu nhập cá nhân là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp vô cùng quan tâm. Hôm nay, MAN sẽ cung cấp thông tin và hướng dẫn các bạn nghiệp vụ hạch toán cơ bản, chính xác và kèm theo ví dụ chi tiết trong bài viết sau đây.

Thông tin cơ bản về thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là số tiền mà người lao động nộp vào ngân sách nhà nước, khoản thuế này người lao động chỉ bắt buộc đóng khi tổng tiền lương và các nguồn thu nhập khác từ 11 triệu trở lên trong một tháng. Đây là mức lương nhà nước đưa ra sau khi khảo sát và tính toán chi tiêu theo nhu cầu của người lao động để phục vụ nhu cầu đời sống của mình. Vì vậy, các cá nhân có thu nhập không trên ngưỡng này thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Khoản thu thuế TNCN này ngay từ đầu được xác định là tiền thuế phải đóng cho mức thu nhập dư ra đối với chi tiêu căn bản của người lao động. Điều này tạo nên sự công bằng cho tất cả những người thụ hưởng và giúp giảm bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.

Vai trò của thu thuế cá nhân:

Thuế TNCN có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngân sách nhà nước nói riêng và xã hội nói chung.

  • Tăng cường sự phát triển của ngân sách nhà nước

Thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là nguồn thu chủ yếu trong ngân sách nhà nước. Nếu nền kinh tế đất nước phát triển thì có nghĩa là bình quân thu nhập mỗi người đang tăng lên.

Nhà nước đang thực hiện tự do hóa kinh tế thương mại nên nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng khá lớn. Do đó, có thể thấy thuế TNCN ngày càng có sức ảnh hưởng đối với ngân sách nhà nước.

  • Công bằng, bình đẳng xã hội

Khoảng cách giàu nghèo còn khá rõ ràng ở Việt Nam, phần lớn dân cư có thu nhập thấp. Theo quy định, thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với người có thu nhập từ trung bình 1 tháng trong năm trở lên theo mức quy định là 11 triệu. Nhà nước không đánh thuế thu nhập đối với những người có thu nhập thấp, chỉ đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Thuế thu nhập tuy chưa mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách công bằng xã hội.

  • Điều tiết vĩ mô

Thuế TNCN cũng được xem là một công cụ giúp điều tiết nền kinh tế vĩ mô, kích thích hoạt động đầu tư theo hướng nâng cao hiệu quả xã hội. Việc giảm bớt nguồn thu nhập đối với người có thu nhập cao và phân phối lại cho người có thu nhập thấp sẽ điều tiết được lại nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc tăng chế độ phúc lợi bình đẳng trong xã hội.

  • Kiểm soát nguồn thu bất hợp pháp

Thực tế cho thấy rằng, thu nhập của nhiều người đến từ các nguồn bất hợp pháp như tham ô, hối lộ, buôn bán hàng cấm, trộm cướp, trốn thuế… Thuế thu nhập cá nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện những bất thường này.

  • Khắc phục hạn chế của các loại thuế

Thuế thu nhập cá nhân giúp khắc phục những hạn chế của nhiều loại thuế như thuế tiêu dùng, thuế giá trị gia tăng: Có tính chất lũy thoái. Những loại thuế này sẽ đánh thẳng vào người nghèo hơn vì mọi người sẽ phải đóng thuế như nhau khi lượng hàng hóa được tiêu thụ cùng nhau. Thuế cá nhân được tính theo phương pháp lũy tiến từng phần giúp đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế.

  • Hạn chế sự thất thu của nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp luôn có 2 loại thuế có ảnh hưởng mật thiết với nhau là thuế thuế TNDN và thuế TNCN. Doanh nghiệp kê khai các chi phí phải trả cho cá nhân cao hơn để trốn thuế, thì trong trường hợp này các cá nhân được kê khai tăng thêm phải nộp thuế cho các phần phát sinh. Điều này giúp cho nhà nước hạn chế được các thất thu về thuế.

Thông tin về thuế TNCN
Thông tin về thuế TNCN

Đối tượng cần hạch toán quyết toán thuế TNCN:

Thuế TNCN có thể được kê khai theo tháng hoặc quý, sau đó sẽ quyết toán theo năm. Có 3 đối tượng sẽ cần quyết toán thuế TNCN cá nhân:

  • Cá nhân đang cư trú có hợp đồng lao động tối thiểu 3 tháng.
  • Cá nhân đang cư trú không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 3 tháng.
  • Cá nhân lao động không cư trú thông thường là người ngoại quốc.

Theo điều 11 của Luật Thuế TNCN theo thay đổi chỉnh sửa năm 2007, thuế thu nhập của cá nhân sẽ được tính tại thời điểm được trả thu nhập.

Tài khoản sử dụng để hạch toán thuế TNCN

Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân đã nộp và phải nộp vào ngân sách nhà nước. Cụ thể:

Kết cấu tài khoản thuế TNCN
Bên giảm Bên tăng
Bên nợ Bên có
Khoản thuế đã nộp vào nhà nước Khoản thuế phải nộp vào nhà nước
Số dư bên Nợ: Cho thấy số thuế TNCN đã nộp lớn hơn so với thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước. Số dư bên Có: Cho thấy khoản thuế TNCN còn phải nộp cho nhà nước.

Hạch toán là nghiệp vụ gì?

Hạch toán là một hệ thống nghiệp vụ gồm bốn quá trình nhằm quản lý hoạt động kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn. Cụ thể:

– Quan sát: Đây là hoạt động đầu tiên của quá trình quản lý nhằm xác định vị trí, phản ánh… các đối tượng cần thu thập.

– Đo lường: Định lượng chi phí sản xuất và của cải vật chất bằng các đơn vị đo lường thích hợp.

– Hạch toán: Quá trình sử dụng các phương pháp tính toán, phân tích, tổng hợp để biết được mức độ thực hiện và hiệu quả của từng quá trình kinh tế.

– Ghi chép: Quá trình tiếp nhận, xử lý và ghi chép tình hình, kết quả hoạt động kinh tế nhằm làm cơ sở thông tin và đưa ra các quyết định phù hợp.

Hạch toán thuế tncn là gì?

Có thể bạn cần: Kế toán thuế là gì? vai trò, nhiệm vụ & yêu cầu công việc

Cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân bằng các nghiệp vụ cơ bản nhanh chóng

Theo khoản 3, điều 52 theo thông tư 200/2014/TT-BTC, sau đây là những nghiệp vụ cơ bản nhất liên quan đến hạch toán thuế thu nhập cá nhân:

Trường hợp doanh nghiệp trả lương Gross cho người lao động

Mỗi tháng, khi doanh nghiệp xác định được khoản thuế thu nhập cá nhân trên thu nhập phải chịu thuế của người lao động, kế toán hạch toán:

  • Bên nợ: Tài khoản 334 (Phải trả người lao động).
  • Bên có: Tài khoản 3335 (Thuế TNCN).

Trường hợp doanh nghiệp trả lương Net cho người lao động

Khi doanh nghiệp trả lương NET cho người lao động có nghĩa là doanh nghiệp sẽ chi trả thuế TNCN thay cho người lao động. Kế toán hạch toán:

  • Bên nợ: Tài khoản 62/154/642/641.
  • Bên có: Tài khoản 3335 (Thuế TNCN).

Trường hợp hạch toán trả lợi nhuận, cổ tức cho chủ sở hữu

Khi doanh nghiệp chi trả lợi nhuận hoặc cổ tức cho chủ sở hữu, ghi:

  • Bên Nợ: Tài khoản 623, 627, 641, 642, 635, 3388.
  • Bên Có: Tài khoản 111, 112 (Số tiền thanh toán cổ tức, lợi nhuận).
  • Bên Có: Tài khoản 3335 (Số thuế TNCN khấu trừ).

Nộp thuế thu nhập cá nhân vào ngân hàng nhà nước

Sau khi tính toán các khoản thuế trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hộ thuế cá nhân của người lao động vào ngân sách nhà nước. Kế toán hạch toán:

  • Bên Nợ: Tài khoản 3335 (Thuế thu nhập cá nhân phải nộp).
  • Bên Có: Tài khoản 111, 112 (Số tiền đã nộp).

Hạch toán sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả trong tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân để xác định các trường hợp thừa hoặc thiếu khoản thuế TNCN.

Hướng dẫn hoạch toán thuế TNCN
Hướng dẫn hoạch toán thuế TNCN

Trường hợp doanh nghiệp nộp thiếu thuế TNCN

Doanh nghiệp sẽ nộp bổ sung thuế thu nhập sau khi đã quyết toán, kế toán ghi các bút toán sau:

Bút toán 1: Thực hiện khấu trừ lấy thêm khoản tiền từ những cá nhân nộp thiếu:

  • Bên Nợ: Tài khoản 111, 112, 334, 138…
  • Bên Có: Tài khoản 3335 (Thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm).

Bút toán 2: Nộp bổ sung thuế TNCN vào ngân sách nhà nước

  • Bên Nợ: Tài khoản 3335 (Thuế thu nhập cá nhân phải nộp bổ sung).
  • Bên Có: Tài khoản 111, 112 (Số tiền đã nộp thuế).

Trường hợp doanh nghiệp nộp thừa thuế TNCN

Nếu doanh nghiệp nộp thừa thuế có thể trừ vào kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế:

Bù trừ khoản tiền vào kỳ tính thuế sau, kế toán ghi:

  • Bên Nợ: Tài khoản 3335 (Tổng số thuế TNCN doanh nghiệp nộp thừa).
  • Bên Có: Tài khoản 138 (Số thuế thừa chi tiết cho từng cá nhân).

Làm thủ tục hoàn thuế TNCN nộp thừa, kế toán ghi:

  • Bên Nợ: Tài khoản 3335 (Tổng số thuế TNCN doanh nghiệp nộp thừa).
  • Bên Có: Tài khoản 138 (Số thuế thừa chi tiết cho từng cá nhân).

Tùy trường hợp mà có cách hạch toán thuế TNCN chính xác.

Ví dụ hạch toán thuế tncn dễ hiểu nhất

Để hiểu rõ hơn về cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân, hãy cùng MAN tìm hiểu một số ví dụ về hạch toán thuế TCCN:

Ví dụ: Doanh nghiệp A xem xét số thuế thu nhập cá nhân năm X là thừa 100. Doanh nghiệp A tự động bù trừ khoản thuế nộp thừa vào kỳ sau. Quý 1, năm X +1 thì số tiền thuế phải nộp là 200.

Sau khi doanh nghiệp bù trừ số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa với số thuế còn phải nộp, kế toán sẽ tiến hành hạch toán như sau:

Hạch toán bù trừ khoản thuế vào kỳ sau:

  • Nợ tài khoản 3335: 100
  • Có tài khoản 138: 100

Nộp thuế vào NSNN:

  • Nợ tài khoản 3335: 100
  • Có tài khoản 111, 112: 100
Ví dụ hạch toán thuế dễ hiểu nhất
Ví dụ hạch toán thuế dễ hiểu nhất

Để đảm bảo sự chính xác trong việc hạch toán thuế thu nhập cá nhân thì doanh nghiệp cần hiểu rõ các nghiệp vụ cơ bản và thực hiện cẩn thận nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề hạch toán hoặc những vấn đề khác liên quan đến kế toán, kiểm toán, thuế… quý doanh nghiệp có thể liên hệ đến MAN để có sự hỗ trợ nhanh chóng từ các chuyên viên chuyên nghiệp nhất.

Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách kê khai thuế điện tử chi tiết mới nhất

Ban biên tập Man.net.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ !!