Thông tư quy định mới về giao dịch liên kết mới nhất được Bộ Tài chính ban hành ngày 18/06/2021 đã bổ sung thêm một số quy định quan trọng về APA, hay còn gọi là “Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế”. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng MAN tìm hiểu về Thông tư 45/2021/TT-BTC về giao dịch liên kết mới nhất, được đưa vào quy định và có hiệu lực từ ngày 03/08/2021.

Tổng quan quy định mới về giao dịch liên kết của Thông tư 45/2021/TT-BTC

Khác với Thông tư 66 về giao dịch liên kết (Thông tư số 66/2010/TT-BTC là thông tư hướng dẫn thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh), Thông tư số 45/2021/TT-BTC quy định về việc áp dụng cơ chế APA trong quá trình quản lý thuế của các doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết (GDLK). Thông tư này có mục đích đưa ra chỉ dẫn cụ thể về một số nội dung của cơ chế Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế.

Căn cứ xây dựng Thông tư 45/2021/TT-BTC

Thông tư 45 của Bộ Tài chính được xây dựng dựa trên các căn cứ như sau:

  • Thay vì nhắc lại các nội dung đã được nêu rõ ở những văn bản pháp luật cấp cao hơn, thông tư sẽ dẫn chiếu quy định làm cơ sở tham chiếu cho cơ quan thuế và người nộp thuế, từ đó đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
  • Kế thừa và phát huy những quy định có sẵn tại Thông tư 201/2013/TT-BTC, đồng thời tái sắp xếp vào những điều khoản áp dụng chung phạm vi điều chỉnh. Điều này giúp đảm bảo tính thống nhất và tập trung trong hướng dẫn của thông tư.
  • Điều chỉnh một số quy định trong Thông tư 201/2013/TT-BTC, đồng thời bổ sung, cập nhật một số nội dung mới phù hợp hơn với luật pháp hiện hành. Điều này liên quan đến quản lý thuế nói chung cũng như đối với doanh nghiệp phát sinh GDLK và quy định về cơ chế APA, căn cứ trên Nghị định 132/2020/NĐ-CP, Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 nói riêng.

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn áp dụng Điều 41 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP, liên quan đến cơ chế Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (gọi tắt là APA – Advance Pricing Agreement), trong hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết.

Tổng quan quy định mới về giao dịch liên kết của Thông tư 45/2021/TT-BTC
Thông tư về giao dịch liên kết mới nhất hướng dẫn áp dụng Điều 41 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP liên về APA

Đối tượng áp dụng

  1. Các tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bằng phương pháp kê khai. Thông qua đó, tiến hành giao dịch với những bên có quan hệ liên kết và có đề nghị với Cơ quan thuế về vấn đề áp dụng Thỏa thuận APA. Quy định về các bên có giao dịch liên kết căn cứ theo Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
  2. Cơ quan thuế (bao gồm Tổng cục Thuế và Cục thuế).
  3. Các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có liên quan đến vấn đề thực thi APA trong quá trình quản lý thuế.

Giao dịch được đề nghị áp dụng APA

Thông tư 45/2021/TT-BTC đã bổ sung thêm một số điều kiện về các giao dịch được áp dụng cơ chế APA:

  • Giao dịch thực tế đã phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ còn tiếp diễn trong giai đoạn áp dụng cơ chế APA (theo điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2021/TT-BTC);
  • Giao dịch có cơ sở để xác định bản chất, có vai trò quyết định nghĩa vụ thuế và có cơ sở để phân tích, so sánh, chọn lựa đối tượng so sánh độc lập căn cứ tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Bên cạnh đó, còn dựa vào các dữ liệu, thông tin tuân thủ theo quy định ở Điểm b Khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế.

Giải thích một số từ ngữ trong thông tư về giao dịch liên kết mới nhất

Trong Thông tư 45/2021/TT-BTC, có một số từ ngữ đáng chú ý như sau:

  • APA đơn phương: Đây là thỏa thuận APA được ký kết giữa doanh nghiệp đề nghị thực thi APA và cơ quan thuế Việt Nam.
  • APA song phương: Đây là thỏa thuận APA được ký kết giữa doanh nghiệp, cơ quan thuế Việt Nam và một cơ quan thuế đối tác có liên quan đến hoạt động, xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đề nghị thực thi APA trên cơ sở Hiệp định thuế.
  • APA đa phương: Là thỏa thuận APA được ký kết giữa doanh nghiệp, cơ quan thuế Việt Nam và nhiều cơ quan thuế đối tác liên quan đến hoạt động, xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, đề nghị thực thi APA trên cơ sở Hiệp định thuế.
Giải thích một số từ ngữ có trong Thông tư 45/2021/TT-BTC
Giải thích một số từ ngữ có trong Thông tư 45/2021/TT-BTC

Xem thêm: Nghị định 20 về giao dịch liên kết: Nghị định 20/2017/NĐ-CP

Nội dung cập nhật của Thông tư về giao dịch liên kết mới nhất 45/2021/TT-BTC

Nguyên tắc áp dụng Thỏa thuận APA

Có thể thấy, Thông tư đã bổ sung thêm quy định mới liên quan đến việc thực thi thỏa thuận APA, trên cơ sở tuân theo các nguyên tắc của khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế. Chi tiết như sau:

  • Căn cứ trên đề nghị của doanh nghiệp, sự thống nhất giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế dựa vào thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa doanh nghiệp, cơ quan thuế và cơ quan thuế có liên quan tại nước ngoài;
  • Phải căn cứ trên thông tin của doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu thương mại có tính pháp lý đã được kiểm chứng;
  • Phải nhận được sự phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tài chính trước khi đưa vào thực thi; với các thỏa thuận APA song phương, đa phương có cơ quan thuế nước ngoài tham gia, thì cần được thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế.

Hồ sơ và thông tin, dữ liệu sử dụng

Hướng dẫn về hồ sơ và thông tin, dữ liệu sử dụng tại Thông tư 45/2021/TT-BTC cũng đã được điều chỉnh, bổ sung. Đảm bảo nguyên tắc thông tin trong hồ sơ cần được doanh nghiệp cung cấp đồng nhất và đầy đủ, để dùng làm căn cứ đàm phán và giải quyết các vướng mắc về APA giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế hoặc giữa các cơ quan thuế với nhau (khi thực thi APA song phương hoặc đa phương).

Đồng thời, Điều 6 Thông tư 45/2021/TT-BTC cũng bổ sung thêm một số quy định về việc sử dụng thông tin, dữ liệu, cơ sở dữ liệu trên cơ sở tuân thủ quy định của Điều 17, Nghị định 132/2020/NĐ-CP điểm b khoản 6, Điều 42 Luật Quản lý thuế.

Tham vấn trước khi nộp hồ sơ chính thức

Khoản 3 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP không yêu cầu bắt buộc đối với khâu tham vấn trước khi chính thức nộp hồ sơ. Vì vậy, Thông tư về giao dịch liên kết mới nhất 45/2021/TT-BTC cũng không nhắc đến bước này.

Nội dung cập nhật của Thông tư về giao dịch liên kết mới nhất 45/2021/TT-BTC
Thông tư 45/2021/TT-BTC không yêu cầu tham vấn trước khi nộp hồ sơ chính thức

Thẩm định Hồ sơ đề nghị áp dụng APA

Thời gian thẩm định hồ sơ đề nghị thực thi APA của doanh nghiệp không được quy định tại Thông tư 45/2021/TT-BTC.

Tuy nhiên, Thông tư này lại được bổ sung thêm quy định mới: Trong quá trình thẩm định hồ sơ, Tổng cục Thuế được quyền thực hiện các biện pháp quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhằm xác thực tính hợp lệ, hợp lý, hợp pháp, chính xác và đầy đủ của các tài liệu, thông tin được doanh nghiệp cung cấp.

Trao đổi, đàm phán nội dung APA

Thông tư này cũng có sự điều chỉnh, bổ sung thêm mục tiêu của hoạt động trao đổi, đàm phán APA. Đó là nhằm tạo ra sự thống nhất giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế đối tác về các nội dung dự kiến được nêu trong bản dự thảo APA cuối cùng, căn cứ vào khoản 6 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thông tư về giao dịch liên kết mới nhất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến việc thực hiện Thủ tục thỏa thuận song phương. Cụ thể, nếu doanh nghiệp đề nghị thực thi APA song phương hoặc đa phương thì doanh nghiệp đó có nghĩa vụ phải thông báo với bên liên kết thuộc diện đề nghị thực thi APA. Từ đó đề nghị cơ quan thuế đối tác liên lạc, xúc tiến đàm phán, trao đổi với Tổng cục Thuế.

Thẩm quyền phê duyệt, ký kết APA

Trước kia, Nghị định 83/2013/NĐ-CP từng quy định Bộ Tài chính có vai trò phê duyệt và Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm ký kết APA. Tuy nhiên khoản 5 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP đã nêu rõ:

Dựa vào kết quả đã thẩm định, trao đổi với doanh nghiệp (APA đơn phương) hoặc với cơ quan thuế đối tác và doanh nghiệp (APA song phương hoặc đa phương) xoay quanh nội dung của APA, Tổng cục Thuế sẽ có trách nhiệm xây dựng dự thảo APA và trình Bộ Tài chính phê duyệt, ký kết APA.

Với các APA song phương, đa phương có cơ quan thuế nước ngoài tham gia, Bộ Tài chính cần thu thập ý kiến của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan, sau đó trình lên Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ để xin ý kiến về việc ký kết thỏa thuận APA, cũng như trình tự ký kết thỏa thuận quốc tế, Điều ước quốc tế theo quy định.

Ngoài ra, hoạt động ký kết APA song phương hoặc đa phương còn có căn cứ pháp lý là Nghị định 64/2021/NĐ-CP, được ban hành ngày 30/06/2021.

Quy trình tiếp nhận dịch vụ kiểm toán của MAN ở TP HCM
Tổng cục Thuế sẽ có trách nhiệm xây dựng dự thảo APA và trình Bộ Tài chính phê duyệt, ký kết APA

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế

Thông tư về giao dịch liên kết mới nhất 45/2021/TT-BTC đã sửa đổi, quy định về biện pháp giải quyết trong trường hợp phát sinh việc đánh thuế trùng đối với doanh nghiệp, thực thi APA đơn phương hoặc cơ quan thuế đối tác điều chỉnh thu nhập chịu thuế khiến doanh nghiệp gặp bất lợi. Cụ thể theo quy định mới, doanh nghiệp được phép đề nghị Tổng cục Thuế điều chỉnh hoặc hủy bỏ APA căn cứ theo khoản 9 và khoản 10 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, thông tư mới cũng không nêu rõ quy định liên quan đến việc điều chỉnh thu nhập chịu thuế. Đối với trường hợp đã nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho những năm thực thi APA trước khi ký kết APA. Hiện nay, việc điều chỉnh thu nhập chịu thuế sẽ tuân theo nguyên tắc chung.

Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế

Quy định mới về giao dịch liên kết của Bộ Tài chính đã bổ sung quy định về việc cơ quan thuế ngừng đàm phán, trong trường hợp các bên liên quan không đạt được sự thống nhất về nội dung APA, khi kết thúc giai đoạn được đề nghị thực thi APA.

Sửa đổi, bổ sung là trách nhiệm của Cục thuế trong hoạt động thẩm định, trao đổi, đàm phán APA cũng như quản lý, thanh kiểm tra việc thực thi APA đã ký kết thành công.

Bảo mật thông tin

Bổ sung thêm quy định về trường hợp các dữ liệu, thông tin được cung cấp bởi doanh nghiệp đã được doanh nghiệp công khai trước đó. Trong trường hợp này, cơ quan thuế có thể tiếp tục sử dụng những dữ liệu, thông tin đó làm cơ sở xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Hiệu lực APA

Thời điểm APA chính thức đi vào hiệu lực sẽ được căn cứ trên quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Quản lý thuế. Thời gian APA đã ký kết có hiệu lực là tối đa 03 năm tính thuế, tuy nhiên không nhiều hơn số năm thực tế mà doanh nghiệp đã sản xuất kinh doanh và kê khai, nộp thuế TNDN.

Các APA song phương hoặc đa phương xoay quanh vấn đề quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế nước ngoài sẽ được Bộ Tài chính báo cáo để Chính phủ xem xét, quyết định.

Những hình thức đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài
Thời điểm APA chính thức đi vào hiệu lực sẽ được căn cứ trên quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Quản lý thuế

Hướng dẫn: lập tờ khai giao dịch liên kết – Phụ lục giao dịch liên kết 01

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm rõ nội dung và những điểm đổi mới, bổ sung, chỉnh sửa của Thông tư về giao dịch liên kết mới nhất, Thông tư 45/2021/TT-BTC. Hiện nay, MAN đang cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết cho các doanh nghiệp. Quý khách quan tâm đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline +84 (0) 903 963 163 để được báo giá chi tiết nhất!

Ban biên tập: Man.net.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ !!