Ngoài cây hỏi rất thường gặp hiện nay là vay giám đốc có phải giao dịch liên kết không thì câu hỏi vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết là câu hỏi còn khá mới mẻ và phổ biến trong những năm gần đây. Vì chưa hiểu rõ được các khái niệm nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xử lý.
Bài viết sau đây của MAN – Master Accountant Network sẽ giải đáp cho các bạn vay ngân hàng trong giao dịch liên kết là như thế nào, giúp các bạn thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện.
Xác nhận một doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Giao dịch liên kết là một vấn đề được quan tâm, thường xuyên xảy ra giữa doanh nghiệp và các tổ chức. Sự ra đời của Nghị định 132/2020/NĐ-CP và Nghị định 20/2017/NĐ-CP, đã giúp cho việc quản lý các giao dịch liên kết và các biện pháp cưỡng chế trong quá trình kiểm soát được siết chặt và hiệu quả hơn.
Khái niệm giao dịch liên kết
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 1 theo Nghị Định số 132/2020/NĐ-CP, ta có thể biết được giao dịch liên kết là mối quan hệ giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Bao gồm:
- Trao đổi, mua, bán, thuê, mượn, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng, chuyển giao hàng hóa, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, cung cấp dịch vụ;
- Dịch vụ tài chính, vay, cho vay và các hoạt động tài chính khác;
- Các thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn nhân lực, tài sản…;
- Hoạt động chia sẻ các chi phí giữa doanh nghiệp và các bên.
Điều kiện phát sinh giao dịch liên kết
Doanh nghiệp để phát sinh giao dịch liên kết cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Các bên có quan hệ liên kết phải thỏa mãn được điều kiện ở mục (A) – (L) Khoản 2 Điều 5 theo nghị định 132/2020/NĐ-CP;
- Có phát sinh các hoạt động mua, bán, trao đổi, mượn, cho mượn, vay, cho vay hàng hóa, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ giữa các bên.
Một số nguyên tắc thực hiện chuyển giá, giao dịch liên kết
Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải loại trừ các yếu tố ảnh hưởng làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết tác động đến kê khai, xác định nghĩa vụ thuế của giao dịch liên kết tương đương với giao dịch độc lập theo cùng một điều kiện.
Căn cứ nguyên tắc giao dịch độc lập và tính chất hoạt động, cơ quan thuế quản lý, thanh tra, kiểm tra, giao dịch liên kết quyết định của người nộp thuế và xác định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị giao dịch phát sinh.
Nghĩa vụ của người nộp thuế với giao dịch liên kết
Một số nghĩa vụ của người nộp thuế đối với chuyển giá, giao dịch liên kết:
- Người nộp thuế có giao dịch với bên liên kết có trách nhiệm xác nhận và kê khai giao dịch, không làm giảm nghĩa vụ thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam theo quy định.
- Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh rằng phương pháp định giá đã chọn tuân thủ các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Người nộp thuế có các giao dịch với các bên liên kết có trách nhiệm báo cáo các mối quan hệ với các bên và thông tin giao dịch phải được nộp cùng với tờ khai thuế TNDN.
- Người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp và lưu giữ các tài liệu xác định giá giao dịch có liên quan.
- Văn bản xác định giá giao dịch liên kết được xuất trình trước khi quyết toán thuế TNDN hàng năm và phải được lưu giữ và nộp theo yêu cầu của cơ quan thuế. Khi cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, rà soát thì thời hạn cung cấp hồ sơ xác định giao dịch liên kết không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.
Giải đáp vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không?
Tổng cục Thuế cho rằng, vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không cần được nghiên cứu, xác định rõ ràng để phù hợp hơn với tính chất của doanh nghiệp Việt Nam.
Căn cứ theo Điểm d, khoản 2 điều 5 trong nghị định 132/020/NĐ-CP, biết được doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho doanh nghiệp khác vay vốn theo bất kỳ hình thức nào với điều kiện vốn vay từ 25% vốn góp chủ sở hữu và phải chiếm trên 50% tổng các khoản nợ dài và trung hạn của doanh nghiệp đi vay.
Nếu công ty vay ngân hàng và số tiền vay vượt quá 25% vốn góp của chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng nợ trung và dài hạn của công ty thì quan hệ liên hệ giữa công ty và ngân hàng có thể được xác định. Do đó, các giao dịch giữa công ty và ngân hàng được xem là giao dịch liên kết.
Quy định về chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Quy định về chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết với ngân hàng:
- Đối với trường hợp trong năm doanh nghiệp này vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng vượt hơn 25% VCSH và khoản vay chiếm hơn 50% tổng giá trị của các khoản nợ dài và trung hạn của doanh nghiệp. Phải đáp ứng được 2 điều kiện này thì doanh nghiệp mới có mối quan hệ liên kết với ngân hàng. Nếu không đáp ứng được 1 trong 2 thì đây không phải là giao dịch liên kết;
- So sánh vốn vay ngân hàng có vượt quá 25% VCSH hay không phải dựa vào số liệu VCSH tại thời điểm phát sinh các khoản vay;
- Nợ dài và trung hạn của doanh nghiệp là những khoản nợ có thời hạn thanh toán cho ngân hàng từ 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc 12 tháng trở lên và được xác định khi khóa sổ kế toán.
- Tổng các khoản vay từ các ngân hàng cộng lại đủ điều kiện là 25% VCSH nhưng nếu xét theo từng ngân hàng khác nhau không đủ điều kiện thì vẫn không được gọi là giao dịch liên kết.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp ABC có VCSH là 10 tỷ đồng và trong năm không thay đổi. Ngày 05/04/2022, doanh nghiệp đi vay vốn của ngân hàng Z với số vốn vay giải ngân là 2,4 tỷ đồng. Ngày 05/09/2022, doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng K với số vốn vay giải ngân là 2,3 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2022, tổng các khoản nợ và dài hạn của doanh nghiệp là 4,7 tỷ đồng.
Trong trường hợp này mặc dù tổng khoản vay của doanh nghiệp ABC là 4,7 tỷ đồng > 25% VCSH và > 50% nợ dài và trung hạn. Nhưng khi xét theo từng ngân hàng thì không có ngân hàng nào đủ điều kiện ≥ 25% VCSH. Nên doanh nghiệp ABC không có giao dịch liên kết với cả 2 ngân hàng Z và K.
- Trường hợp doanh nghiệp vay tiền của một ngân hàng nhiều lần và tổng khoản vay đó đủ điều kiện thì có quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
Ví dụ 2: Chúng ta lấy các điều kiện ở ví dụ 1 nhưng ngày 05/04/2022 và ngày 05/09/2022 đều vay của ngân hàng Z. Trong trường hợp này, tổng vốn vay của doanh nghiệp ABC với ngân hàng Z là 4,7 tỷ > 25% VCSH và > 50% các khoản nợ trung hạn và dài hạn. Doanh nghiệp ABC và ngân hàng Z phát sinh giao dịch liên kết.
Cách tính chi phí lãi vay đối với giao dịch liên kết
Trong Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, chi phí lãi vay được khấu trừ trong khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với các bên có giao dịch liên kết. Cụ thể bằng công thức như sau:
Tổng các chi phí lãi vay được trừ – Lãi cho vay/ Lãi tiền gửi ≤ 30% x EBITDA
Trong đó: Lãi tiền vay + Tổng lợi nhuận thuần – Lãi cho vay/ Lãi tiền gửi + Chi phí khấu hao = EBITDA
MAN – Master Accountant Network hỗ trợ doanh nghiệp về giao dịch liên kết
MAN có đội ngũ tư vấn giao dịch liên kết, chuyển giá với nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp các bạn trong quá trình lập hồ sơ chuyển giá với những vấn đề sau:
- Hồ sơ giao dịch liên kết tuân thủ theo quy định về xác định giá giao dịch và thuế;
- Cung cấp các công cụ và phần mềm giúp doanh nghiệp hạn chế thời gian khi giải quyết câu hỏi của thanh tra hoặc cơ quan thuế;
- Giúp doanh nghiệp giảm việc xử phạt nếu cơ quan thuế điều chỉnh giá chuyển giá mà doanh nghiệp đã xác định trước đó;
- Tăng cường sự quản lý của doanh nghiệp đối với nội bộ về vấn đề tuân thủ các nguyên tắc xác định giá chuyển giá.
Dịch vụ MAN cung cấp bao gồm:
- Lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết cho doanh nghiệp;
- Lập và kiểm soát chứng từ, chính sách liên quan đến xác định giá của giao dịch liên kết;
- Hoạch định và tái cấu trúc quá trình xác định giá chuyển giá;
- Hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán khi bị thanh tra kiểm tra giao dịch liên kết;
- Cập nhật nhanh các quy định về trong giao dịch liên kết.
Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi “Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết?” của MAN – Master Accountant Network. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.
Bài viết liên quan: Cách xác định chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết mới nhất 2024
Ban biên tập Man.net.vn
Nội dung liên quan
Chuyển giá Tin tức
Chuyển giá Tin tức
Chuyển giá
Chuyển giá
Chuyển giá
Tin tức Chuyển giá