Chi phí và lãi vay trong giao dịch liên kết được quy định rõ tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là bao nhiêu? Đây cũng là thắc mắc của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Sau đây, MAN sẽ cung cấp cho bạn đọc cơ sở pháp lý cụ thể liên quan đến vấn đề này.

Quy định về tổng chi phí lãi vay được trừ khi có giao dịch liên kết

Cụ thể theo điểm a khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thuế TNDN sẽ được quy định như sau:

Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ đi lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp) được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của người nộp thuế không được vượt quá 30% trong tổng lợi nhuận thuần thu được từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng với chi phí lãi vay sau khi trừ đi lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng thêm chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.

Chi phí Lãi vay trong Giao dịch Liên kết, Chuyển giá

Ngoài ra, cũng theo điểm b khoản 3 Điều 1,  khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, phần chi phí lãi vay không được trừ sẽ được xử lý bằng cách như sau:

Phần chi phí lãi vay không được trừ theo điểm a của khoản 3 sẽ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp sau đó khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp đó thấp hơn mức quy định tại điểm a của khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp theo của năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2020 vẫn giữ mức trần khống chế Chi phí Lãi vay trong giao dịch liên kết lên 30% theo như trước đó tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP.

Về khái niệm “giao dịch liên kết“, ngoài những định nghĩa như trước đây tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Nghị định này có thêm một định nghĩa mới. Theo đó, nếu doanh nghiệp có phát sinh chuyển nhượng hoặc nhận nhận chuyển nhượng ít nhất 25% vốn hoặc cho cá nhân đang điều hành doanh nghiệp đó vay ít nhất 10% vốn góp góp chủ sở hữu thì cũng bị xem là có giao dịch liên kết. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trong việc xác định các giao dịch liên kết, nộp tờ khai theo mẫu của Phụ lục I, II, III đính kèm Nghị định này cùng với Tờ khai quyết toán Thuế Thu nhập Doanh nghiệp, đồng thời lưu giữ các hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

Quy định về tổng chi phí lãi vay được trừ khi có giao dịch liên kết
Chi phí lãi vay được trừ khi phát sinh giao dịch liên kết được quy định tại Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP

Trước đó, Ngày 14 tháng 7 năm 2020, Tổng cục Thuế có Công văn số 2835/TCT-TTKT hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3, Điều 8, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết với nội dung:

Tăng mức khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%. Trong đó, việc xử lý hồi tố chi phí lãi vay với Doanh nghiệp có giao dịch liên kết cho kỳ tính Thuế Thu nhập Doanh nghiệp năm 2017, 2018, thực hiện như sau:

Về phạm vi áp dụng

Việc xử lý hồi tố chi phí lãi vay khống chế theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP cho các năm 2017, năm 2018 chỉ áp dụng đối với quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 68/2020/NĐ-CP, cụ thể:

  • Nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%;
  • Áp dụng phương pháp tính chi phí lãi vay thuần tức là lãi đi vay trừ (-) lãi tiền gửi, lãi cho vay;
  • Không áp dụng hồi tố đối với quy định sửa đổi, bổ sung tại điểm (b) (chuyển tiếp chi phí) và (c) (mở rộng đối tượng miễn áp dụng) tại Nghị định 68/2020/NĐ-CP cho các năm 2017 và năm 2018.

Về việc thực hiện bù trừ số Thuế Thu nhập Doanh nghiệp đã nộp

Trường hợp áp dụng tính toán lại phạm vi theo quy định tại Nghị định 68/2020/NĐ-CP, nếu số Thuế Thu nhập Doanh nghiệp giảm thì sẽ được giảm số tiền chậm nộp tương ứng (nếu có), cụ thể:

  • Trường hợp chưa qua thanh tra, kiểm tra:

Người nộp thuế thực hiện bù trừ phần chênh lệch số tiền Thuế Thu nhập Doanh nghiệp và tiền chậm nộp tương ứng vào số Thuế Thu nhập Doanh nghiệp. Nếu nămtrước không đủ bù trừ hết thì được bù trừ vào Thuế Thu nhập Doanh nghiệp phải nộp 05 năm tiếp theo. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số Thuế Thu nhập Doanh nghiệp còn lại chưa bù trừ hết.

  • Trường hợp đã thanh tra, kiểm tra và đã có kết luận, quyết định xử lý:

Người nộp thuế đề nghị Cục thuế, Chi Cục thuế quản lý trực tiếp xác định lại số Thuế Thu nhập Doanh nghiệp phải nộp. Căn cứ đề nghị của người nộp thuế; các hồ sơ liên quan, bao gồm tài liệu của doanh nghiệp và tài liệu, biên bản của Đoàn thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số Thuế Thu nhập Doanh nghiệp phải nộp, tiền chậm nộp tương ứng để thực hiện bù trừ phần chênh lệch vào số Thuế Thu nhập Doanh nghiệp0.

Trường hợp cần thiết, Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp phối hợp với các Đoàn thanh tra, kiểm tra rà soát, xác định số liệu của người nộp thuế tại trụ sở Cơ quan Thuế.

Xem thêm: Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết mới nhất

Tương tự trường hợp chưa qua thanh tra, kiểm tra, nếu không đủ bù trừ hết thì được bù trừ vào Thuế Thu nhập Doanh nghiệp phải nộp 05 năm tiếp theo. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số Thuế Thu nhập Doanh nghiệp còn lại chưa bù trừ hết.

Chi phí Lãi vay trong Giao dịch Liên kết, Chuyển giá Tăng mức khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%

Về địa điểm, hình thức thực hiện:

Việc xác định lại số thuế phải nộp được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế, không thực hiện thanh tra, kiểm tra lại tại trụ sở người nộp thuế; không thực hiện điều chỉnh lại kết luận và quyết định thanh tra, kiểm tra năm 2017 và năm 2018.

Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh lại số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.

Về thời hạn thực hiện

Chi tiết Công văn số 2835/TCT-TTKT hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3, Điều 8, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Các trường hợp không được trừ chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết

Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP cũng nêu rõ, điểm a khoản này không được áp dụng với những trường hợp sau đây:

  • Các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng.
  • Các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm.
  • Các khoản vay ODA (vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức), vay ưu đãi của Chính phủ áp dụng đối với các hình thức Chính phủ vay nước ngoài và cho doanh nghiệp vay.
  • Các khoản vay dùng để hiện thực hóa chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình giảm nghèo bền vững, nông thôn mới).
  • Các khoản vay đầu tư chương trình, dự án triển khai chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và sinh viên, nhà ở tái định cư và dự án phúc lợi công cộng khác).
Các trường hợp không được trừ chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết
Chi phí lãi vay được trừ khi phát sinh giao dịch liên kết được quy định tại Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Ví dụ về cách xác định chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết

Câu hỏi

Một doanh nghiệp sản xuất và chế biến hạt điều có nguồn nguyên liệu vỏ điều. Doanh nghiệp chế biến hạt điều đóng góp 50% vốn vào một nhà máy chuyên ép vỏ để sản xuất dầu điều và bán nguồn vỏ điều cho nhà máy đó. Điều này giúp cho doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận từ hoạt động ép dầu điều thay vì bán vỏ điều thô.

Là nhà sản xuất hạt điều quy mô lớn, doanh nghiệp đã liên doanh với đối tác nước ngoài – doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong ngành thực phẩm và hạt. Hiện đối tác nước ngoài này đã sở hữu 30% cổ phần trong công ty của doanh nghiệp sản xuất hạt điều tại Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu điều nhân cho đối tác nước ngoài để từ đó xuất khẩu điều ra thế giới.

Các giao dịch bán hàng cho những đối tác và công ty trên đều có giá ngang bằng hoặc cao hơn mức giá trên thị trường ở cùng thời điểm giao dịch.

Vậy đây có phải là những giao dịch liên kết theo quy định pháp luật không? Và doanh nghiệp sản xuất hạt điều Việt Nam có bị khống chế trần mức lãi vay theo quy định của Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 68/2020/NĐ-CP không?

Trả lời

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 20/2017/NĐ-CP:

“1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai và có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ  liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.”

Tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP (thay cho Nghị định 68/2020/NĐ-CP và Nghị định 20/2017/NĐ-CP):

a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;”

Như vậy, nếu doanh nghiệp sản xuất hạt điều có phát sinh quan hệ liên kết theo Điều 5 Nghị định 20/2017/NĐ-CP và có phát sinh giao dịch liên kết trong kỳ tính thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này thì chi phí lãi vay được trừ khi xác định thuế TNDN sẽ tuân theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, những văn bản hướng dẫn thi hành và khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Xem thêm: Chuyển giá tại Việt Nam: Thực trạng, giải pháp và Nghị định 132

Hướng dẫn chi tiết cách tính EBITDA

EBITDA và EBITDA* là gì?

EBITDA là viết tắt các chữ cái đầu của cụm từ “Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization”. Cụm từ này được dịch sang tiếng Việt là “Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao”.

EBITDA* là tổng lợi nhuận thuần thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế cộng với chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi vay phát sinh cộng với chi phí khấu hao trong năm tính thuế của người nộp thuế.

Hướng dẫn chi tiết cách tính EBITDA
Giải thích từ viết tắt EBITDA là gì và công thức tính EBITDA

Cách tính EBITDA mới nhất

Công thức tính EBITDA

  • EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + Lãi vay + Khấu hao
  • EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay + Khấu hao
  • Hoặc EBITDA = EBIT + Khấu hao

Công thức tính EBITDA*

  • EBITDA* = (EBITDA) – (Lãi tiền gửi, tiền cho vay) – (Lợi nhuận khác)
  • EBITDA* = (Lợi nhuận sau thuế) + (Thuế) + (Lãi vay) – (Lãi tiền gửi, tiền cho vay) + (Khấu hao) – (Lợi nhuận khác)
  • EBITDA* = (Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh) + (Lãi vay) – (Lãi tiền gửi, tiền cho vay) + (Khấu hao)

Ví dụ về cách tính EBITDA và EBITDA*

Ví dụ 1: Một doanh nghiệp thu được lợi nhuận sau thuế đạt 100 triệu VNĐ và phải nộp mức thuế TNDN là 20 triệu VNĐ. Doanh nghiệp có chi phí lãi vay 10 triệu VNĐ và chi phí khấu hao 10 triệu VNĐ. EBITDA của doanh nghiệp đó sẽ là:

EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + Lãi vay + Khấu hao = 100 + 20 +10 + 10 = 140 triệu VNĐ

Ví dụ 2: Một công ty được xác định là có phát sinh giao dịch liên kết với các thông tin quyết toán thuế như sau:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: 1.2 tỷ VNĐ, lãi vay 100 triệu VNĐ, chi phí khấu hao: 200 triệu VNĐ, lãi tiền gửi và tiền cho vay thu được: 50 triệu VNĐ.

=> Lãi vay trong giao dịch liên kết được trừ của công ty = 30% x EBITDA* = 30% x (1.200.000.000 + 100.000.000 + 50.000.000 + 200.000.000) = 435.000.000

Trên đây là một số quy định về lãi vay trong giao dịch liên kết, các trường hợp không được trừ chi phí lãi vay khi quyết toán thuế TNDN và cách tính EBITDA. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các nội dung ở trên, hãy liên hệ với MAN và chúng tôi sẽ giải đáp mọi câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

Ban biên tập: Man.net.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ !!