Thuế thu nhập đặc biệt là một trong những loại thuế phổ biến ở nước Việt Nam. Vậy loại thuế này được định nghĩa như thế nào, đối tượng chịu thuế là ai và cách tính thuế là gì? Cùng MAN – Master Accountant Network tìm hiểu những thông tin liên quan vấn đề này trong bài viết sau đây.
Giới thiệu và giải thích sự quan trọng về thuế thu nhập đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế được quy định ra nhằm mục đích định hướng sản xuất và tiêu dùng. Một số thông tin liên quan đến loại thuế này bạn cần biết trước khi đi vào cách tính:
Thuế thu nhập đặc biệt là gì và có đặc điểm như thế nào?
Thuế thu nhập tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào những loại hàng hoá, dịch vụ có tính chất xa xỉ nhằm điều chỉnh hoạt động nhập khẩu, sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Bên cạnh đó, thuế còn góp phần vào điều tiết mạnh vào nguồn thu nhập của người tiêu dùng. Từ đó giúp tăng thu cho ngân sách của Nhà nước, tăng cường trong quản lý sản xuất kinh doanh với các hàng hoá và dịch vụ bị chịu thuế.
Bài viết liên quan: Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu: Dễ hiểu, chính xác nhất
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) do cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp cho nhà nước nhưng đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng (thuế đã được cộng trên giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ).
Một số đặc điểm nổi bật để phân biệt loại thuế này so với những loại thuế khác:
– Có phạm vi chịu thuế nhỏ, chỉ gồm các dịch vụ và hàng hóa mà Nhà nước cần phải điều tiết.
– Điều tiết một lần trong toàn bộ quá trình lưu thông của dịch vụ, hàng hóa đó. Với những hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được điều tiết một lần ở khâu xuất, nhập khẩu hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ.
– Tính chất gián thu được thể hiện trong loại thuế: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào thu nhập của người tiêu cách một cách gián tiếp thông qua giá của hàng hoá, dịch vụ mà họ mua.
– Thuế suất thuế TTĐB là cao bởi đối tượng chịu thuế là một số loại hàng hoá, dịch vụ có tính xa xỉ và không thật sự thiết yếu trong cuộc sống nên việc áp dụng thuế suất cao là để điều tiết lại quá trình cung ứng, dùng những loại hàng hoá, dịch vụ này.
Đối tượng nào sẽ phải chịu thuế thu nhập đặc biệt TTĐB?
Theo quy định tại Điều 2 của Luật Thuế TTĐB năm 2008 (đã được sửa đổi vào năm 2014) và khoản 2 của Nghị định số 108/2015/NĐ-CP thì các đối tượng sẽ chịu thuế TTĐB cụ thể là:
Đối tượng hàng hóa sẽ chịu thuế thu nhập đặc biệt:
– Thuốc lá điếu, xì gà cùng các chế phẩm khác có nguồn gốc từ cây thuốc lá được sử dụng để hút, nhai, ngửi, hít, ngậm;
– Bia rượu và những chất chứa cồn;
– Xe mô tô từ 2 đến 3 bánh có dung tích xi lanh trên 125 m3;
– Xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi bao gồm cả xe ô tô vừa chở hàng, vừa chở người có từ hai hàng ghế trở lên và được thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở hàng và khoang chở người;
– Du thuyền, tàu bay được dùng với mục đích dân dụng;
– Các loại xăng dầu;
– Thiết bị điều hoà có nhiệt độ công suất từ 90 nghìn BTU trở xuống;
– Bài lá;
– Vàng mã hoặc những loại hàng mã khác (sẽ không bao gồm những mặt hàng mã là đồ chơi của trẻ em hoặc đồ dùng để dạy học).
Những loại hàng hoá chịu thuế TTĐB là sản phẩm, hàng hoá chính, không gồm những thành phần linh kiện dùng cho việc chế tạo các hàng hoá này.
Đối tượng dịch vụ chịu thuế thu nhập tiêu thụ đặc biệt:
– Quán bar, vũ trường;
– Massage và karaoke;
– Đặt cược: đặt cược thể thao, hoạt động giải trí hoặc những hình thức đặt cược khác theo như quy định của pháp luật;
– Casino và các loại trò chơi điện tử có thưởng như máy slot, jackpot và các loại máy tương tự;
– Xổ số;
– Golf sẽ bao gồm bán thẻ hội viên hoặc vé dùng để chơi golf.
Đối tượng hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế TTĐB
Theo Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 được sửa đổi bổ sung và sửa đổi năm 2014 có quy định các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cung ứng ra thị trường không chịu thuế TTĐB biệt gồm:
– Những loại hàng hoá, sản phẩm được cơ sở sản xuất gia công trực tiếp hoặc uỷ quyền, bán cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu.
– Những loại hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu bao gồm:
- Những mặt hàng cứu trợ xã hội, hàng biếu tặng giữa các cơ quan có thẩm quyền trong Nhà nước;
- Những hàng hóa bị mất, trên đường vận chuyển qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc các loại hàng hoá quá cảnh;
- Những hàng hóa tạm thời xuất khẩu, hàng tạm sản xuất hoặc là tái sản xuất không cần phải nộp thuế xuất, nhập khẩu theo thời hạn phù hợp với quy định;
- Hàng hoá là đồ dùng của những cá nhân hoặc là tổ chức nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao, sản phẩm mang theo trong khuôn khổ tiêu chuẩn được miễn thuế, những mặt hàng nhập khẩu để bán;
- Tàu bay hoặc du thuyền được sử dụng với mục đích kinh doanh vận chuyển cho sản phẩm, hàng hóa, vận chuyển hành khách, vận chuyển hành lý;
- Các loại xe chuyên dụng dành cho người dân theo yêu cầu của nhà nước bao gồm xe cấp cứu, xe vận chuyển phạm nhân, xe ô tô thiết kế, xe lễ tang và xe được dùng tại khu vui chơi, giải trí;
- Các loại xe được nhập và bán ở khu phi thuế quan.
Người nộp thuế thu nhập đặc biệt theo quy định là ai?
Theo như quy định của Luật quản lý thuế thì người nộp thuế TTĐB:
– Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là cá nhân, tổ chức có nhiệm vụ sản xuất và nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm và kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB.
– Với trường hợp các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa, sản phẩm thuộc vào đối tượng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà lại tiêu thụ trong nước thì cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh xuất khẩu đó là người sẽ nộp thuế TTĐB.
Tại sao thuế TTĐB lại vô cùng quan trọng?
Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt có tầm quan trọng có thể kể đến là:
- Là công cụ quan trọng hỗ trợ Nhà nước trong việc điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Mức thuế suất này cao nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chi tiêu của người tiêu dùng. Nhằm mục đích hạn chế việc sản xuất và tiêu dùng những loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không có lợi ích cho nền kinh tế và xã hội nói chung;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt thông thường có mức thuế suất cao nên tạo ra nguồn thu nhập lớn đối với nguồn ngân sách Nhà nước;
- Thuế này còn giúp tái phân phối nguồn thu nhập của đối tượng có thu nhập cao để đảm bảo tính công bằng trong xã hội.
Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập đặc biệt chính xác 2024
Giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất là căn cứ chính sử dụng để tính thuế TTĐB. Số thuế TTĐB phải được nộp bằng cách nhân thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với giá tính thuế TTĐB.
Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt TTĐB sẽ được tính như sau:
Thuế TTĐB = Thuế suất thuế TTĐB x Giá tính thuế TTĐB
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt hay thu nhập đặc biệt với hàng hóa sản xuất trong nước, nhập khẩu
Giá tính thuế TTĐB | = | Giá bán chưa có Thuế BVMT (nếu có) – thuế GTGT (VAT) |
Thuế suất thuế TTĐB + 1 |
Với giá bán nếu chưa có thuế GTGT sẽ được xác định theo quy định của nhà nước về thuế VAT.
- Giá làm căn cứ sử dụng để tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp cơ sở nhập khẩu (CSNK) hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ các loại xăng), CSSX hàng hóa chịu thuế TTĐB bán hàng thông qua cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc thực hiện bán ra. Cơ sở nhập khẩu (trừ CSNK xăng các loại), CSSX bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do CSSX, cơ sở nhập khẩu quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì lúc này giá bán xác định giá tính thuế TNĐB sẽ là giá do CSNK, CSXK quy định chưa khấu trừ hoa hồng.
- Giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt với trường hợp CSNK hàng hóa, sản phẩm chịu thuế TTĐB (trừ xăng các loại và ô tô dưới 24 chỗ), CSSX hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt TTĐB (miễn trừ với ô tô dưới 24 chỗ) bán hàng cho các đơn vị kinh doanh thương mại là giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu mặt hàng chịu thuế TTĐB bán ra nhưng không được phép thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của những đơn vị kinh doanh thương mại bán ra.
- Giá tính thuế thu nhập tiêu thụ đặc biệt sẽ là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định về quản lý thuế của pháp luật trong trường hợp giá bán của CSNK hàng hóa chịu thuế TNĐB (trừ xăng các loại và ô tô dưới 24 chỗ) và giá bán của đơn vị sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô tô dưới 24 chỗ) thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của đơn vị kinh doanh thương mại bán ra.
- Cơ sở hoạt động thương mại quy định tại quy định này là cơ sở không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hay công ty con của chính công ty mẹ với cơ sở kinh doanh, cơ sở sản xuất và là cơ sở nằm trong chuỗi lưu thông kinh doanh thương mại. Quan hệ công ty mẹ và công ty con được xác định theo quy định của Luật Doanh Nghiệp.
Xem thêm: Thông tư mới nhất về thuế GTGT: 40/2021/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện
Đối với hàng hóa chịu thuế:
Giá tính thuế thu nhập đặc biệt (TTĐB) = Giá bán chưa có thuế GTGT/ (1+ Thuế suất thuế TTĐB)
Đối với hàng hóa nhập khẩu:
Giá tính thuế thu nhập đặc biệt (TTĐB) = (Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu)
Đối với trường hợp các loại hàng hóa được gia công:
Giá tính thuế thu nhập đặc biệt (TTĐB) = Giá bán của cơ sở gia công chưa có thuế GTGT và thuế TTĐB
Đối với các dịch vụ:
Giá tính thuế thu nhập đặc biệt (TTĐB) = Giá bán chưa có thuế GTGT/ (1+ Thuế suất thuế TTĐB)
Đối với các loại dịch vụ, hàng hóa được dùng để tặng, biếu, tiêu dùng nội bộ:
Giá tính thuế thu nhập đặc biệt (TTĐB) = Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ tương đương
Những công thức này giúp tính toán giá tính thuế TTĐB cho các loại hàng hóa, dịch vụ và đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trên đây là những thông tin tổng quan và hướng dẫn cách tính thuế thu nhập đặc biệt được MAN – Master Accountant Network tổng hợp và chia sẻ chi tiết nhất. Hy vọng đã hỗ trợ quý bạn đọc tính toán thuế một cách dễ dàng hơn.
Đọc tiếp: Thuế thu nhập bất thường: Khi nào nộp, những điều cần biết mới nhất
Ban biên tập: MAN
Nội dung liên quan
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức