Các doanh nghiệp vừa và lớn thường chịu gánh nặng thu chi rất lớn, theo đó các giấy tờ và số liệu cũng nhiều đáng kể. Vậy làm sao để đảm bảo việc thực hiện hoàn toàn đúng và không mắc các sai sót, gây vi phạm đến pháp luật cũng như ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chắc chắn các doanh nghiệp phải cần đến quá trình kiểm toán nghiêm ngặt để có thể giải quyết vấn đề này. Vậy quy trình kiểm toán là gì? được diễn ra như thế nào? và đâu là các phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính? Hãy cùng MAN tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!
Quy trình kiểm toán là gì?
Khái niệm
Quy trình kiểm toán là quá trình rà soát, kiểm tra lại các số liệu trọng yếu trong báo cáo tài chính (BCTC) hằng năm của doanh nghiệp. Việc thực hiện quá trình này giúp cho công ty đối soát lại các khoản doanh thu và chi phí có hợp lý hay không, có đảm bảo tính chuyên nghiệp hay chưa, có hợp lý và hợp lệ hay chưa, đồng thời có trung thực hay không? Thông qua kết quả của quá trình kiểm toán, công ty có thể hiểu rõ được tình hình phát triển của công ty, mức độ làm việc hiệu quả của các bộ phận để có những kế hoạch phát triển đúng đắn trong tương lai.
Đọc thêm: Kiểm toán là gì? Những điều cần biết về ngành kiểm toán
Đối tượng để kiểm toán
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bản thuyết minh BCTC.
- Hóa đơn và các giấy tờ có liên quan đến báo cáo tài chính năm.
Mục tiêu
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 315, mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu, thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, từ đó cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.
Nguyên tắc khi thực hiện quy trình kiểm toán
- Kiểm toán là một trong số các ngành yêu cầu cao về việc tuân thủ pháp luật. Vì vậy, các kiểm toán viên phải thực sự nghiêm túc, tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, tránh vi phạm pháp, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Về đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán cần phải giữ những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Độc lập: Kiểm toán viên phải đứng ở vị trí và vai trò độc lập, không vì bất kì một lợi ích và mối quan hệ nào để làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán
- Chính trực: Kiểm toán viên phải là những người có tố chất trung thực, ngay thẳng và có chính kiến rõ ràng.
- Khách quan: bản chất của sự công bằng và tôn trọng sự thật, giữ lập trường khách quan rất cần trong xuyên suốt quá trình kiểm toán.
- Tính cẩn trọng: Người là kiểm toán phải thực hiện chi tiết tất cả công việc, tỉ mỉ và có tinh thần làm việc chuyên cần, tránh những sai sót bởi vì sẽ gây ra những hậu quả lớn khó khắc phục.
- Tính bảo mật: Giữ bí mật thông tin trong quá trình kiểm toán cho các doanh nghiệp và công ty là nguyên tắc tuyệt đối của ngành. Tất cả mọi thông tin phải được bảo mật vì quyền lợi của các bên.
- Thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp:Trong quy trình kiểm toán, kiểm toán viên phải luôn ý thức được việc rằng sẽ luôn có những sai sót trong báo cáo tài chính để đưa ra kế hoạch kiểm tra và thực hiện kiểm toán để nhằm phát hiện những sai sót trọng yếu.
3. Yêu cầu về năng lực chuyên môn, kiểm toán viên cần có đầy đủ chứng chỉ và bằng cấp do nhà nước quy định và các kỹ năng chuyên môn cần có của một người kiểm toán. Đó là sự chính xác, chi tiết, tầm nhìn đúng đắn khi thực hiện quy trình kiểm toán. Và nhiệm vụ của kiểm toán viên là đưa ra kết luận cuối cùng một cách chuẩn xác và hợp lý.
Chuẩn mực cơ bản
Chuẩn mực kiểm toán là những quy phạm, tiêu chuẩn, thước đo chung về chất lượng công việc kiểm toán và cơ sở để các kiểm toán viên, thành viên kiểm toán và các bên liên quan tuân thủ, thực hiện để từ đó đưa ra ý kiến về báo cáo được kiểm toán.
Các giai đoạn trong quy trình kiểm toán BCTC
Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính là kế hoạch được kiểm toán viên xây dựng bằng nhiều bước thực hiện trong quá trình kiểm toán BCTC. Thông qua việc hoàn thành quy trình này, kiểm toán viên có thể ghi nhận các bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở cho sự trung thực, khách quan và hợp lý cho Báo cáo tài chính được kiểm toán.
Để hoàn thành được một quy trình kiểm toán BCTC có chất lượng và hiệu quả, các kiểm toán viên phải lên kế hoạch cụ thể và thực hiện thông qua các giai đoạn sau:
-
Thành lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.
Lên kế hoạch cho quy trình kiểm toán là bước đầu tiên có vai trò định hướng cho toàn bộ quá trình. Kèm với đó, các kiểm toán viên phải đưa ra những dự đoán và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra, kèm với đó là các biện pháp xử lý rủi ro đã dự đoán.
Kế hoạch kiểm toán sẽ mô tả rõ ràng phạm vi kiểm toán dự kiến. Trong đó bao gồm các cách thức tiến hành kiểm toán, qua đó chúng ta có thể làm cơ sở cho chương trình kiểm toán.
Thông qua việc lập kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên phải xác định được những rủi ro có khả năng xảy ra và đánh giá rủi ro đó một cách tổng quan xem có có sai sót trọng yếu nào không. Nguyên nhân là do đâu, do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu, hay lý do nào khác…. Dựa vào đó, các kiểm toán viên có thể đề xuất thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã dự kiến và dễ dàng đưa ra cách xử lý nếu các rủi ro đó thực sự là sai sót.
-
Thực hiện quy trình kiểm toán.
Tùy vào từng đối tượng cụ thể, các kiểm toán viên sẽ hoạch định và thực hiện các phương pháp kỹ thuật phù hợp nhất để thu về số liệu chính xác. Đây là việc làm chủ động và có kế hoạch rõ ràng để đưa ra ý kiến hợp lý đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Các kiểm toán viên phải thực hiện tốt giai đoạn này để đánh giá hệ thống nội bộ tài chính của doanh nghiệp, góp phần cho việc phân tích đúng đắn hơn.
-
Tổng hợp và hình thành ý kiến kiểm toán
Sau khi hoàn thành việc phân tích, đánh giá, kiểm toán viên sẽ đúc kết quá trình và đưa ra kết luận. Tất cả sẽ được ghi trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán.
Kiểm toán viên cần thực hiện các công việc sau, trước khi tiến hành đánh giá:
- Rà soát và kiểm tra kỹ các khoản nợ ngoài dự kiến
- Sau ngày kết thúc, phải đánh giá các sự việc đã xảy ra.
- Kiểm định tính hoạt động liên tục của đơn vị
- Đề xuất và nhận thư giải trình của Ban giám đốc (nếu có)
Khi hoàn thành toàn bộ các công tác, kiểm toán viên sẽ tiến hành tổng hợp các kết quả. Sau đó lập Báo cáo kiểm toán hoàn chỉnh và phải tiến hành giải quyết các sự kiện có thể phát sinh sau khi lập.
Kết quả của việc kiểm toán báo cáo tài chính có thể là chấp nhận toàn phần hoặc không chấp nhận toàn phần.
Phương pháp kiểm toán BCTC
Trong kiểm toán có nhiều phương pháp Kiểm toán Báo cáo tài chính. Các phương pháp này hỗ trợ cho các kiểm toán viên kiểm tra và thấu hiểu các số liệu, tài liệu của doanh nghiệp đang được kiểm toán. Hiệu quả của các phương pháp này là phát hiện sai sót cũng như đánh giá hệ thống quản lý nội bộ tại đơn vị.
Phương pháp kiểm toán được các kiểm toán viên thành 2 loại:
- Thử nghiệm kiểm soát: đây là thủ tục kiểm toán cần thiết được thiết kế và đưa và chương trình kiểm toán để nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong quá trình để phòng ngừa, nhận diện để tiến hành sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.
- Thử nghiệm cơ bản:đây là thủ tục kiểm toán được thiết kế và đưa vào chương trình kiểm toán nhằm phát hiện ra được các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.
Thử nghiệm cơ bản bao gồm: Kiểm tra chi tiết (các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh) và thủ tục phân tích cơ bản.
Lưu ý trong quy trình của kiểm toán BCTC
Lưu ý khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán
8. Tính có thể chấp nhận được của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính
Đoạn 06 (a) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 quy định kiểm toán viên phải xác định tính có thể chấp nhận được của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Khi kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, kiểm toán viên phải tìm hiểu về (xem hướng dẫn tại đoạn A5 – A8 Chuẩn mực này):
(a) Mục đích của việc lập báo cáo tài chính;
(b) Người sử dụng dự kiến;
(c) Các bước mà Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đã thực hiện để xác định rằng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng là có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh cụ thể của đơn vị.
Lưu ý khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán
9. Đoạn 18 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 quy định kiểm toán viên phải tuân thủ tất cả các chuẩn mực kiểm toán có liên quan đến cuộc kiểm toán. Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, kiểm toán viên phải xác định liệu việc áp dụng các chuẩn mực kiểm toán có liên quan có yêu cầu các vấn đề cần lưu ý trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A9 – A12 Chuẩn mực này).
10. Đoạn 11(c) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 quy định kiểm toán viên phải tìm hiểu về việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán của đơn vị. Trong trường hợp báo cáo tài chính được lập và trình bày theo các điều khoản của thỏa thuận cho mục đích đặc biệt, kiểm toán viên phải tìm hiểu về những diễn giải quan trọng của thỏa thuận trong hợp đồng mà Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán thể hiện trong việc lập báo cáo tài chính đó. Một diễn giải được coi là quan trọng khi áp dụng một diễn giải hợp lý khác sẽ tạo nên sự khác biệt trọng yếu trong các thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính.
Lưu ý khi hình thành ý kiến kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
11. Khi hình thành ý kiến kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, kiểm toán viên phải áp dụng các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 (xem hướng dẫn tại đoạn A13 Chuẩn mực này).
Mô tả khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
12. Đoạn 15 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 quy định kiểm toán viên phải đánh giá xem liệu báo cáo tài chính có tham chiếu đến hoặc mô tả đầy đủ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Trong trường hợp báo cáo tài chính được lập và trình bày theo các điều khoản của thỏa thuận cho mục đích đặc biệt, kiểm toán viên phải đánh giá xem liệu báo cáo tài chính có mô tả thích hợp từng diễn giải quan trọng của thỏa thuận trong hợp đồng mà báo cáo tài chính được lập và trình bày căn cứ vào diễn giải đó.
13. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 quy định và hướng dẫn về hình thức và nội dung của báo cáo kiểm toán. Trong trường hợp báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt:
(a) Báo cáo kiểm toán phải mô tả mục đích của việc lập báo cáo tài chính và nếu cần, phải mô tả về đối tượng sử dụng báo cáo tài chính dự kiến, hoặc tham chiếu đến phần thuyết minh có các thông tin đó trong báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt;
(b) Nếu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán được lựa chọn khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính để lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, trong báo cáo kiểm toán, việc giải thích về trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đối với báo cáo tài chính cũng phải đề cập đến trách nhiệm của Ban Giám đốc trong việc xác định xem khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng là có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh cụ thể của đơn vị hay không.
Thông báo cho người đọc về việc báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt:
14. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt phải bao gồm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” nhằm thông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán là báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt và do đó, báo cáo tài chính này có thể không phù hợp cho mục đích khác. Kiểm toán viên phải trình bày đoạn nhấn mạnh này với một tiêu đề phù hợp (xem hướng dẫn tại đoạn A14 – A15 Chuẩn mực này).
Kết luận quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Sau khi hoàn thành quy trình kiểm toán, đây là thời điểm các kiểm toán viên đưa ra kết luận cuối cùng cho công tác kiểm toán báo cáo tài chính. Báo cáo hoặc biên bản kiểm toán sẽ là nơi ghi nhận các kết luận này của kiểm toán viên.
Kiểm toán viên muốn đưa ra các kết luận chính xác, hợp lý thì phải tiến hành các công việc cụ thể như: điều tra các khoản nợ ngoài dự kiến, phân tích các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, kiểm định tính liên tục trong hoạt động của đơn vị, giải quyết thư giải trình của Ban Giám đốc…
Dựa trên những kết quả nhỏ của các công tác, sau cùng kiểm toán viên tổng hợp lại các kết quả, tiến hành lập Báo cáo kiểm toán. Song song với báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm giải quyết các việc có thể xảy ra phát sinh sau khi lập Báo cáo kiểm toán.
Dựa vào kết quả, các kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến, kết quả của việc kiểm toán báo cáo tài chính có thể là chấp nhận toàn phần hoặc không chấp nhận toàn phần.
Sau khi đọc những thông tin cần thiết về quy trình kiểm toán đối với báo cáo tài chính hiện hành, nếu như doanh nghiệp còn những thắc mắc liên quan đên vấn đề trên xin vui vòng liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp sớm nhất. MAN luôn là đơn vị hỗ trợ và là người đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp về tài chính doanh nghiệp.
Bài viết liên quan: Dự án nào phải kiểm toán độc lập? Quy trình kiểm toán độc lập dự án
Ban biên tập Man.net.vn
Nội dung liên quan
Chuyển giá Tin tức
Chuyển giá Tin tức
Tin tức Chuyển giá
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế