Tổng cục thuế trả lời về giao dịch liên kết, khuyến cáo về 7 sai phạm liên quan thuế trong các giao dịch liên kết, như hành vi chuyển giá, giá bán sản phẩm, trả lãi vay cho bên liên kết cao hơn so với lãi suất ngân hàng… MAN – Master Accountant Network đã tóm tắt một cách dễ hiểu nhất, giúp bạn đọc hiểu hơn rõ hơn về câu trả lời.

Định nghĩa giao dịch liên kết là gì

Giao dịch liên kết hay còn gọi là đề cập tới việc các đơn vị doanh nghiệp, công ty có mối quan hệ liên kết đã điều chỉnh giá một cách có chủ đích đối với giá của hàng hóa và dịch vụ được mua bán giữa các đơn vị có mối quan hệ liên kết. Đây là định nghĩa gần nhất với bản chất của giao dịch chuyển giá.

Theo các văn bản pháp luật thì thuật ngữ chính thức được sử dụng là giao dịch liên kết. Còn từ chuyển giá không được quy định rõ ràng. Tuy nhiên, căn cứ theo các bản chất thì thuật ngữ chuyển giá được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên, đặc biệt tại các doanh nghiệp có các yếu tố từ nước ngoài.

Giao dịch liên kết có nghĩa là các giao dịch không theo các giá cả trên thị trường áp dụng chung, mà đã bị các bên có quan hệ liên kết chi phối, áp dụng, thay đổi về chính sách giá đối với các dịch vụ, hàng hóa với mục đích làm thay đổi giá trị vốn có của dịch vụ, hàng hóa và tài sản được chuyển dịch giữa các nhóm liên tiếp hoặc các thành viên trong một tập đoàn. Hành vi này nhằm giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu số tiền thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước.

Định nghĩa về giao dịch liên kết dễ hiểu nhất
Định nghĩa về giao dịch liên kết dễ hiểu nhất

Chuyển giá có thể nói là toàn bộ các giao dịch có thể xảy ra giữa các đơn vị có giao dịch liên kết với nhau. Các giao chuyển giá thuộc trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật là giao dịch mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, mượn, cho mượn, chuyển nhượng, chuyển giao hàng hóa, cung cấp các dịch vụ; vay, cho vay, đảm bảo tài chính, dịch vụ tài chính và các công cụ tài chính khác; mượn, cho mượn, mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản vô hình, tài sản hữu hình và thỏa thuận mua và bán, sử dụng chung các nguồn lực có thể kể đến như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các đơn vị có giao dịch liên kết với nhau, trừ các giao dịch thuộc ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nằm trong phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước, thực hiện theo các quy định của pháp luật về giá.

Tổng cục thuế trả lời về 7 hình thức sai phạm về thuế trong giao dịch liên kết

Để tối đa lợi nhuận, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài đã có các hành vi làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp tại Việt Nam thông qua các giao dịch liên kết. Những doanh nghiệp này thông thường sẽ có các hành vi:

  • Chuyển giá thông qua yếu tố đầu ra

Tức là xác định giá bán của sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa chi công ty mẹ thấp hơn giá của thị trường. Ví dụ điển hình như: giá gia công, giày da, các sản phẩm điện tử, phần mềm…

  • Chuyển giá thông qua yếu tố đầu vào

Có nghĩa là tăng các chi phí đầu vào cao hơn so với giá thị trường thông qua hoạt động góp vốn của các bên từ nước ngoài: tài sản, chuyển giao công nghệ, máy móc thiết bị, trong khi doanh nghiệp định giá cao hoặc giá nguyên liệu vào cao hơn.

Hành động này làm cho giá vốn của doanh nghiệp cao hơn so với giá bán, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị âm hoặc là có lãi thấp. Ví dụ: Nhập linh kiện các loại máy tính, ô tô, linh kiện điện từ để sản xuất bán trong nước, mua nguyên vật liệu cùng tập đoàn…

  • Chuyển giá thông qua vấn đề cung cấp dịch vụ

Giao dịch liên kết thông qua việc cung cấp dịch vụ, quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ, quản lý tư vấn… nhưng những dịch vụ đó đã không phát sinh trên thực tế.

  • Những chi phí công ty mẹ phân bổ cho công ty con

Các chi phí công ty mẹ phân bổ cho công ty con các khoản thanh toán hộ trong tập đoàn thường không được minh bạch và không có bằng chứng chứng minh được dịch vụ đã được cung cấp.

7 hình thức sai phạm trong chuyển giá được tổng cục thuế giải đáp đầy đủ
7 hình thức sai phạm trong chuyển giá được tổng cục thuế giải đáp đầy đủ
  • Chi phí chi trả các khoản về bản quyền, nhãn hiệu…

Doanh nghiệp chi trả các khoản về bản quyền, nhãn hiệu, chi phí đào tạo, huấn luyện không chứng minh được tính hợp lý.

  • Các bên liên kết được trả lãi vay cao

Trả chi phí lãi vay cho các bên phát sinh chuyển giá cao hơn so với lãi suất của ngân hàng thương mại hoặc doanh nghiệp đã cho các bên vay không lãi suất với mục đích chuyển lãi về cho bên liên kết lỗ hoặc được ưu đãi thuế (giảm, miễn thuế, thuế suất thuế TNDN thấp).

  • Giao dịch liên kết với công ty có thuế ưu đãi

Giao dịch với đơn vị có trụ sở đặt tại các “thiên đường thuế” hoặc đơn vị có thuế suất ưu đãi.

Tổng cục thuế trả lời về khoản vay phát sinh giao dịch liên kết của doanh nghiệp

Công văn 915/TCT-TTKT của Tổng Cục Thuế ngày 25/3/2022 giải đáp về các vướng mắc liên quan đến việc xác định giao dịch liên kết, như sau:

Theo điểm d, khoản 2, Điều 5 của nghị định 20/2017/NĐ-CP:

Một đơn vị bảo lãnh hoặc cho một đơn vị khác vay vốn theo bất kỳ hình thức nào (sẽ bao gồm cả những khoản vay từ bên đơn vị thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên đơn vị liên kết và những giao dịch tài chính có bản chất tương tự như nhau) với điều kiện khoản vốn vay phải ít nhất bằng 25% vốn của chủ sở hữu của đơn vị đi vay và đồng thời chiếm trên 50% tổng giá trị tất cả khoản nợ trung hạn và dài hạn của đơn vị đi vay;

Theo điểm d, khoản 2, Điều 5 của nghị định 132/2020/NĐ-CP:

Với trường hợp trong kỳ các đơn vị không có những khoản nợ trung hạn và dài hạn theo các tiêu chí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 nghị định 20/2017/NĐ-CP và điểm d khoản 2 Điều 5 nghị định số 132/2020/NĐ-CP nêu trên thì không thuộc trường hợp áp dụng điểm này.

Tổng cục thuế trả lời về các khoản vay trong giao dịch liên kết hay chuyển giá
Tổng cục thuế trả lời về các khoản vay trong giao dịch liên kết hay chuyển giá

Các đối tượng thuộc diện bị kiểm tra, thanh tra giao dịch liên kết

Cục thuế của TPHCM đã từng thúc đẩy tiến trình thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị có giao dịch chuyển giá thuộc các nhóm đối tượng sau:

  • Đơn vị lỗ nhiều năm liên tục, lỗ hết vốn của chủ sở hữu nhưng vẫn đang tiếp tục hoạt động, mở rộng đầu tư và luôn ở mức tăng trưởng;
  • Đơn vị có thu nhập cao ở giai đoạn ưu đãi nhưng ở giai đoạn hết ưu đãi thì thu nhập lại giảm dần;
  • Đơn vị có tỷ suất lợi nhuận liên tục thấp hơn so với lợi nhuận bình quân của ngành trên địa bàn hoạt động.

Khi phát sinh quan hệ liên kết với các bên, đơn vị doanh nghiệp cần phải tham khảo các hướng dẫn, quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC, Thông tư 66/2010/TT-BTC và nghị định 20/2017/NĐ-CP, Thông tư 41/2017/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn, quy định về quản lý thuế đối với đơn vị có giao dịch chuyển giá để có thể thực thi theo đúng quy định.

Cục Thuế thông báo đến các đơn vị có phát sinh giao dịch liên kết biết và tự rà soát, điều chỉnh nhằm tránh các trường hợp vi phạm, giảm thiểu rủi ro về thuế trong quá trình kiểm tra.

Các đối tượng sẽ được kiểm tra về giao dịch liên kết
Các đối tượng sẽ được kiểm tra về giao dịch liên kết

MAN – Master Accountant Network đã hỗ trợ quý bạn đọc thông tin về tổng cục thuế trả lời về giao dịch liên kết trong bài viết trên đây. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia giải đáp.

Nếu có nhu cầu, bạn có thể tham khảo Dịch vụ Chuyển Giá, lập hồ sơ giao dịch liên kết

Ban biên tập: MAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.