Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP, ngày 05/11/2020 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2020. Vậy cụ thể có những phương pháp so sánh xác định giá giao dịch liên kết (GDLK) nào? Bài viết sau đây của MAN sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về vấn đề này.
Nguyên tắc lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết
Phương pháp xác định giá Giao dịch liên kết (viết tắt là GDLK) được áp dụng căn cứ trên những quy định cụ thể như sau:
- Phù hợp với những nguyên tắc của giao dịch độc lập (GDĐL), bản chất giao dịch và chức năng của người nộp thuế (hay doanh nghiệp) trên cơ sở tính toán và áp dụng trong toàn bộ chu kỳ, giai đoạn sản xuất kinh doanh một cách đồng nhất;
- Căn cứ dữ liệu, thông tin tài chính của các đối tượng so sánh độc lập (ĐTSSĐL) được chọn lựa dựa trên những nguyên tắc phân tích, so sánh được quy định tại Điều 6, 7, 8, 9, 10 trong Nghị định này;
- Phương pháp xác định giá GDLK sẽ được lựa chọn phù hợp với thực tế, trong số những phương pháp được nêu tại các Điều 13, 14 và 15 của Nghị định này và phải bám sát với thông tin dữ liệu có sẵn cũng như đặc điểm của GDLK.
Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập
Trường hợp áp dụng
Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập được áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện GDLK trong các trường hợp sau đây:
- Giao dịch liên kết đối với từng chủng loại tài sản hữu hình, hàng hóa hoặc dịch vụ tuân theo điều kiện giao dịch, lưu thông phổ biến trên thị trường hoặc được công khai giá cả trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước.
- Thanh toán chi phí bản quyền khi khai thác, sử dụng các loại tài sản vô hình.
- Thanh toán chi phí lãi vay khi thực hiện các hoạt động vay và cho vay.
- Doanh nghiệp thực hiện cả GDĐL và GDLK đối với những loại hàng hóa tương đương về điều kiện hợp đồng và đặc tính sản phẩm.
Nguyên tắc áp dụng
Phương pháp này được áp dụng khi đảm bảo rằng không có sự khác biệt trong đặc tính sản phẩm cũng như điều kiện hợp đồng trong quá trình đối chiếu giá GDĐL và giá GDLK có ảnh hưởng trọng yếu tới giá thành sản phẩm. Nếu tồn tại các khác biệt trọng yếu tác động đến giá sản phẩm thì cần loại trừ những khác biệt này.
Các yếu tố về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng có thể gây ảnh hưởng trọng yếu tới mức giá sản phẩm gồm có:
- Đặc tính sản phẩm: Đặc tính, chất lượng, thương hiệu, nhãn hiệu thương mại của sản phẩm và quy mô, khối lượng giao dịch.
- Điều kiện hợp đồng cung cấp và chuyển giao sản phẩm: Khối lượng, thời hạn chuyển giao, thời hạn thanh toán và các điều kiện khác của hợp đồng.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như: Quyền phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, tài sản có ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, thị trường nơi diễn ra giao dịch, điều kiện kinh tế và chức năng hoạt động của người nộp thuế…
Phương pháp xác định
Giá hàng hóa trong GDLK được điều chỉnh dựa trên giá hàng hóa trong GDĐL hoặc giá trị nằm trong khoảng giá trị GDĐL chuẩn của các đối tượng so sánh độc lập (ĐTSSĐL) căn cứ theo quy định có trong Nghị định này.
Nếu giá hàng hóa được công khai trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước thì giá hàng hóa trong GDLK sẽ được xác định dựa trên giá hàng hóa được công bố có thời điểm và những điều kiện giao dịch tương đương;
Doanh nghiệp mua các loại thiết bị, máy móc của bên liên kết từ nước ngoài cần cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng từ về giá mua thiết bị, máy móc tuân thủ đúng nguyên tắc GDĐL tại thời điểm mua:
Với những loại thiết bị, máy móc mới thì giá so sánh sẽ là giá được nêu trong hóa đơn mà bên liên kết mua từ bên độc lập
Với thiết bị, máy móc đã qua sử dụng thì phải cung cấp chứng từ, hóa đơn gốc vào thời điểm mua. Khi đó thiết bị, máy móc sẽ có giá trị được xác định lại căn cứ trên quy định pháp luật hiện hành về việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Kết quả xác định giá giao dịch liên kết
Kết quả xác định giá GDLK là giá dùng để tính thuế và kê khai, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp, trên cơ sở không làm giảm bớt nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước.
Xem thêm: Cách xác định chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết
Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập
Trường hợp áp dụng
- Doanh nghiệp không có thông tin, dữ liệu để vận dụng phương pháp so sánh giá GDĐL.
- Doanh nghiệp không thể so sánh từng giao dịch đối với từng chủng loại sản phẩm tương đương, việc gộp chung các giao dịch sẽ đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn và bản chất của hoạt động kinh doanh và giúp doanh nghiệp chọn được tỷ suất lợi nhuận của các ĐTSSĐL phù hợp.
- Doanh nghiệp không có quyền tự chủ đối với tất cả chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Doanh nghiệp không trực tiếp tham gia tiến hành các GDLK.
Nguyên tắc áp dụng
Phương pháp này được tiến hành theo nguyên tắc không tồn tại sự khác biệt về chức năng hoạt động, rủi ro, tài sản; không tồn tại điều kiện kinh tế và phương pháp hạch toán kế toán khi đối chiếu giữa doanh nghiệp nộp thuế và đối tượng so sánh độc lập (ĐTSSĐL) có tác động trọng yếu tới tỷ suất lợi nhuận. Ngoài ra, cần loại trừ các khác biệt có tác động trọng yếu tới tỷ suất lợi nhuận (nếu có).
Các yếu tố có ảnh hưởng trọng yếu tới tỷ suất lợi nhuận có thể là các yếu tố liên quan đến tài sản, vốn, chi phí; quyền quyết định, kiểm soát trên thực tế phục vụ việc duy trì chức năng chủ yếu của doanh nghiệp…
Phương pháp xác định
Phương pháp này căn cứ trên tỷ suất lợi nhuận thuần hoặc tỷ suất lợi nhuận gộp của các đối tượng so sánh độc lập (ĐTSSĐL) để xác định tỷ suất lợi nhuận thuần hoặc tỷ suất lợi nhuận gộp tương ứng của doanh nghiệp nộp thuế. Việc lựa chọn tỷ suất lợi nhuận sẽ tùy thuộc vào bản chất và điều kiện kinh tế của giao dịch, chức năng của doanh nghiệp và phương pháp hạch toán kế toán mà các bên sử dụng. Tỷ suất lợi nhuận được xác định dựa trên cơ sở là số liệu kế toán của doanh nghiệp liên quan đến doanh thu, chi phí hoặc tài sản không thuộc quyền quyết định, kiểm soát của các bên liên kết.
Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu (phương pháp giá bán lại):
Giá mua vào hàng hóa, dịch vụ, tài sản (giá vốn) từ bên liên kết = Giá bán ra (doanh thu thuần) của hàng hóa, dịch vụ, tài sản bán lại cho một bên độc lập (–) Lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của doanh nghiệp nộp thuế (–) Một số chi phí khác được tính trong giá mua (chi phí bảo hiểm, lệ phí hải quan, thuế nhập khẩu, vận chuyển quốc tế…)
Trong đó:
- Lợi nhuận gộp trên giá bán ra của doanh nghiệp được xác định dựa trên các ĐTSSĐL = Giá bán ra của doanh nghiệp (x) tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra của các ĐTSSĐL được lựa chọn.
- Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra của các ĐTSSĐL được chọn là giá trị nằm trong khoảng GDĐL chuẩn của tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra của các ĐTSSĐL được chọn nhằm điều chỉnh sao cho phù hợp với quy định của Nghị định này.
- Giá mua vào từ bên liên kết được điều chỉnh dựa trên ĐTSSĐL là giá tính thuế, chi phí kê khai nhằm xác định thuế TNDN phải nộp.
Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (phương pháp vốn cộng lãi)
Giá bán ra (doanh thu thuần) của hàng hóa, dịch vụ, tài sản bán cho bên liên kết = Giá vốn hàng hóa, dịch vụ, tài sản mua vào từ bên độc lập (+) Lợi nhuận gộp trên giá vốn của doanh nghiệp
Trong đó:
- Lợi nhuận gộp trên giá vốn được xác định dựa trên các ĐTSSĐL = Giá vốn của doanh nghiệp nộp thuế (x) Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các ĐTSSĐL được chọn
- Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các ĐTSSĐL được chọn là giá trị nằm trong khoảng GDĐL chuẩn của tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các ĐTSSĐL được chọn nhằm điều chỉnh sao cho phù hợp với quy định của Nghị định này.
- Giá bán ra cho bên liên kết được điều chỉnh dựa trên ĐTSSĐL là giá tính thuế, chi phí kê khai nhằm xác định thuế TNDN phải nộp.
Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận thuần (chưa trừ đi lãi vay và thuế TNDN trên doanh thu, chi phí, tài sản của doanh nghiệp phát sinh GDLK) được điều chỉnh căn cứ trên tỷ suất lợi nhuận thuần (chưa trừ đi lãi vay trên doanh thu, chi phí, tài sản của các ĐTSSĐL được chọn), từ cơ sở này sẽ điều chỉnh và xác định thuế TNDN phải nộp.
Chi phí của hoạt động tài chính và chênh lệch doanh thu không dược bao gồm trong lợi nhuận thuần.
Tỷ suất lợi nhuận thuần được chọn là giá trị nằm trong khoảng GDĐL chuẩn của tỷ suất lợi nhuận của các ĐTSSĐL được lựa chọn nhằm điều chỉnh, xác định nghĩa vụ nộp thuế TNDN.
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần (chưa trừ đi lãi vay và thuế TNDN) được xác định căn cứ trên quy định pháp luật về thuế TNDN, quản lý thuế và kế toán.
Kết quả xác định tỷ suất lợi nhuận
Kết quả xác định tỷ suất lợi nhuận được điều chỉnh của doanh nghiệp là cơ sở đẻ xác định nghĩa vụ nộp thuế TNDN phải nộp, trên cơ sở không làm giảm đi nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Có thể bạn cần: Báo cáo chuyển giá là gì? Hồ sơ, quy trình lập báo cáo chuyển giá
Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết
Trường hợp áp dụng
Doanh nghiệp nộp thuế phải trực tiếp tham gia vào GDLK, được tích hợp và khép kín trong tập đoàn, tham gia vào các hoạt động phát triển sản phẩm mới, áp dụng công nghệ độc quyền, tham gia chuỗi giá trị giao dịch độc quyền thuộc tập đoàn hoặc quá trình phát triển duy trì, sử dụng tài sản vô hình độc quyền. Doanh nghiệp không có căn cứ xác định giá giữa các bên liên kết, các giao dịch được tiến hành cùng lúc, có mối quan hệ mật thiết, các giao dịch tài có độ phức tạp cao và liên quan tới nhiều thị trường tài chính trên toàn cầu.
Doanh nghiệp thực hiện các giao dịch kinh tế số, không đủ cơ sở xác định giá giữa các bên liên kết hoặc doanh nghiệp tham gia vào quá trình tạo giá trị tăng thêm thu được từ hợp lực tập đoàn.
Doanh nghiệp có quyền tự chủ đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh và không phải đối tượng thuộc diện được quy định ở khoản 1 Điều 13 và khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.
Nguyên tắc áp dụng
Phương pháp này phân phân bổ tổng lợi nhuận được nhằm xác định chính lợi nhuận của doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giao dịch. Phương pháp phân bổ lợi nhuận được áp dụng khi:
Tổng lợi tiềm năng và lợi nhuận thực tế được xác định dựa trên các số liệu tài chính hợp lý, hợp lệ.
Phải sử dụng cùng một phương pháp kế toán để xác định giá trị và lợi nhuận của giao dịch trong toàn bộ quá trình áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận.
Phương pháp xác định
Lợi nhuận được điều chỉnh của doanh nghiệp được phân bổ trên tổng lợi nhuận thu được, kể cả lợi nhuận tiềm năng và lợi nhuận thực tế của các bên tham gia vào giao dịch.
Lợi nhuận được điều chỉnh của doanh nghiệp bao gồm tổng lợi nhuận cơ bản và lợi nhuận phụ trội. Lợi nhuận cơ bản được xác định dựa trên phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận theo quy định của Điều 14 Nghị định này.
Lợi nhuận phụ trội được xác định dựa trên tỷ lệ phân bổ căn cứ vào một hoặc nhiều yếu tố như nhân lực, tài sản, chi phí, doanh thu… của các bên liên kết và phù hợp với nguyên tắc GDĐL.
Kết quả xác định lợi nhuận được điều chỉnh
Kết quả xác định lợi nhuận được điều chỉnh của doanh nghiệp là cơ sở xác định số thuế TNDN phải nộp, nhưng không làm giảm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp.
Trên đây là những phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo Nghị 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức hữu ích và đừng quên liên hệ với MAN nếu cần được hỗ trợ lập báo cáo chuyển giá – báo cáo giao dịch liên kết nhé. Với vai trò là công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán hàng đầu hiện nay, MAN tự tin có thể đem đến sự hài lòng ngoài mong đợi cho khách hàng.
Ban biên tập: Man.net.vn
Nội dung liên quan
Chuyển Giá Tin tức
Báo cáo Thuế Tin tức
Báo cáo Thuế Tin tức
Kiểm toán Tin tức
Kiểm toán Tin tức
Báo cáo Thuế Tin tức