Thủ tục kiểm toán là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực kiểm toán. Ngày nay, ngành kiểm toán đang khẳng định vai trò vô cùng quan trọng trong việc củng cố sự vững mạnh của tài chính quốc gia. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều người quan tâm đến những thủ tục, quy trình kiểm toán. Hãy cùng MAN tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết sau.
Tổng quan về thủ tục kiểm toán
Kiểm toán là các hoạt động thu thập, đánh giá, xác minh những bằng chứng về tình hình tài chính của tổ chức, doanh nghiệp, từ đó đưa ra báo cáo về tính đúng đắn của các thông tin đã kiểm chứng so với những chuẩn mực được thiết lập. Các bước trong quy trình kiểm toán đó chính là thủ tục kiểm toán.
Định nghĩa thủ tục kiểm toán là gì?
Thủ tục kiểm toán được hiểu là một công việc cụ thể trong quá trình kiểm toán, được kiểm toán viên thực hiện nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán xác định để đạt được mục tiêu kiểm toán.
Vậy thủ tục kiểm toán tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, thủ tục kiểm toán còn được gọi là Audit Procedures.
Ví dụ về thủ tục kiểm toán dễ hiểu
Dưới đây là một số ví dụ về thủ tục kiểm toán để giúp bạn dễ dàng hình dung khái niệm này:
- Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu những khoản nợ giống nhau trong 2 kỳ kiểm toán khác nhau và đưa ra đánh giá, nhận xét. Kết quả nhận được phải giống nhau nếu không có sự điều chỉnh về doanh số bán hàng, chính sách tín dụng…
- Kiểm toán viên đối chiếu tỷ số thanh toán hiện hành đối với những kỳ báo cáo khác nhau. Khi đối chiếu tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn phải cho ra kết quả gần giống nhau (trừ khi doanh nghiệp thay đổi những chính sách về vốn lưu động.
- Kiểm toán viên tiến hành rà soát, đối chiếu những tài khoản chi phí phúc lợi dành cho các nhân viên trong công ty đối với các kỳ kế toán khác nhau. Các khoản chi phí này có thể giữ nguyên hoặc tăng lên nếu có các chính sách khuyến mãi. Trong trường hợp kiểm toán viên phát hiện sự tăng/giảm bất thường mà không phải bắt nguồn từ việc luân chuyển nhân viên hoặc chính sách thì có thể đây là những khoản tiền gian lận.
Các thủ tục kiểm toán phân loại như thế nào?
Nhìn chung có các thủ tục kiểm toán để phát hiện sai sót mà bạn cần biết đó là:
Thủ tục đánh giá rủi ro | Với chuẩn mực kiểm toán này, kiểm toán viên được yêu cầu phải thu thập những dữ liệu liên quan đến đơn vị được kiểm toán cũng như môi trường hoạt động, kể cả hoạt động kiểm soát nội bộ. Dựa vào những hiểu biết này, kiểm toán viên có thể đưa ra đánh giá về những nguy cơ sai phạm trọng yếu có trong báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. |
Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát | Đây là những thông tin mà kiểm toán viên thu thập được về hoạt động kiểm soát nội bộ. Chúng được dùng làm căn cứ để đánh giá rủi ro kiểm soát đối với mỗi nghiệp vụ và mục tiêu kiểm toán có liên quan. |
Thủ tục kiểm toán cơ bản | Kiểm toán viên cần thực hiện thủ tục này để thu thập được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và phù hợp. Riêng thủ tục kiểm toán cơ bản được chia thành 3 nhóm, đó là:
Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ: Được dùng để xác định xem có sự vi phạm về mục tiêu kiểm toán các nghiệp vụ liên quan tương ứng với mỗi nghiệp vụ không. Thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích trong kiểm toán liên quan đến việc đối chiếu giữa số tiền đã ghi nhận so với kế hoạch/dự tính hoặc những số liệu nói chung mà kiểm toán viên kỳ vọng. Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư: Nhờ có thủ tục này mà kiểm toán viên có thể thu thập được những bằng chứng kiểm toán chính xác và đáng tin cậy. |
Đặc trưng của thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cần biết
Sau khi đã hiểu được thủ tục kiểm toán là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của thủ tục kiểm toán.
- Thứ nhất: Thủ tục kiểm toán nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy kiểm toán viên cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn và sử dụng mỗi thủ tục một cách phù hợp, từ đó đáp ứng được mục tiêu kiểm toán.
- Thứ hai: Kiểm toán viên xác định các thủ tục kiểm toán nhằm mục đích thu thập các bằng chứng có độ tin cậy cao, từ đó nắm được những rủi ro kiểm toán với mức chi phí tối thiểu.
- Thứ ba: Trong suốt 3 giai đoạn khác nhau của quy trình kiểm toán, kiểm toán viên đều cần thu thập những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên sẽ gặp phải những mâu thuẫn cần phải xem xét, giải quyết (Ví dụ như số lượng bằng chứng, độ tin cậy và chi phí kiểm toán.
Lợi ích của thủ tục kiểm toán mang lại
Thủ tục kiểm toán đóng vai trò quan trọng và mang đến nhiều lợi ích cho các kiểm toán viên như:
- Thủ tục trong kiểm toán báo cáo tài chính nhằm mục đích thu thập và đánh giá tính chính xác của các bằng chứng kiểm toán, giúp hạn chế các rủi ro có thể xuất hiện trong báo cáo tài chính.
- Kiểm tra, đánh giá tính trung thực, chính xác, phù hợp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức đúng với quy định của pháp luật.
- Thủ tục kiểm toán có thể được kết hợp với thủ tục phỏng vấn, xác nhận, tính toán, kiểm toán quan sát… Từ đó giúp kiểm toán viên đạt được hiệu quả tốt nhất khi báo cáo tài chính.
Những khó khăn và lưu ý khi thực hiện thủ tục kiểm toán
Một số hạn chế khi thực hiện thủ tục kiểm toán
- Lỗi do con người: Không tránh khỏi trường hợp xảy ra lỗi do kiểm toán viên mặc dù đã kiểm tra các số liệu một cách kỹ càng. Hoặc cũng khả năng kiểm toán viên biểu đạt ý kiến chưa trọn vẹn, đầy đủ.
- Không có chỉ dẫn rõ ràng: Đôi khi có một số tình huống rất khó xác định các bước phải thực hiện trong quá trình kiểm toán, điều này đòi hỏi kiểm toán viên phải ứng biến linh hoạt.
- Gian lận trong quản lý: Các dữ liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp có thể tồn tại gian lận đến từ quản lý cấp cao.
- Phán đoán: Ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra những phán đoán khác nhau tùy vào tình huống khi lập báo cáo tài chính. Điều này có thể khiến kiểm toán viên không xác định được vị trí của doanh nghiệp.
Những lưu ý khi tiến hành các thủ tục kiểm toán
- Hiện nay, các mô hình và môi trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng. Vì vậy các thủ tục kiểm toán cũng cần có sự điều chỉnh để trở nên phù hợp hơn và theo kịp với sự thay đổi.
- Luôn duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình kiểm toán.
- Cần tổ chức những buổi thảo luận giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán về các gian lận phát hiện được trong báo cáo tài chính.
- Cần đánh giá rủi ro dựa trên kiểm soát nội bộ và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Các bước trong quy trình thực hiện kiểm toán
Quy trình kiểm toán độc lập sẽ trải qua 3 giai đoạn chính, đó là:
- Lập kế hoạch.
- Tiến hành các thủ tục kiểm toán cơ bản.
- Hoàn thành kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán.
Bước 1: Lập kế hoạch
- Sau khi tiếp nhận giấy mời kiểm toán và hồi đáp thư mời kiểm toán, kiểm toán viên có thể tiến hành lập kế hoạch kiểm toán.
- Kế hoạch sẽ được xây dựng dựa trên các thông tin chính xác về đơn vị được kiểm toán, ban lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động…
- Để lập kế hoạch, kiểm toán viên sẽ đưa ra chiến lược tổng thể kèm theo các phương pháp tiếp cận đối tượng kiểm toán trong một phạm vi nhất định, đồng thời đề ra thời gian dự kiến hoàn thành.
Lập kế hoạch là khâu đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng với mục đích xác định thời gian, chất lượng của cuộc kiểm toán và phân công công việc giữa các kiểm toán viên. Bên cạnh đó, dựa vào kế hoạch có sẵn, kiểm toán viên cũng có thể nắm được yêu cầu công việc, các bước thực hiện và tiến độ hoàn thành.
Bước 2: Tiến hành các thủ tục kiểm toán cơ bản
Ở bước này, bạn sẽ thực hiện các công việc chính thuộc kế hoạch kiểm toán đã đề ra. Bao gồm các công việc như:
- Tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động hiện tại của khách hàng.
- Đánh giá hệ thống kế toán.
- Thực hiện các yêu cầu cụ thể nằm trong kế hoạch kiểm toán chi tiết.
- Thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và chính xác thông qua các kỹ thuật kiểm toán.
- Xây dựng hồ sơ kiểm toán bằng cách ghi chép lại những công việc của kiểm toán viên.
- Thảo luận với ban giám đốc doanh nghiệp về kết quả kiểm toán và đi đến thống nhất ý kiến.
- Soạn thảo các dự thảo báo cáo kiểm toán.
Bước 3: Hoàn thành kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
Dựa trên các thủ tục kiểm toán đã được hoàn thiện ở bước 2, trưởng nhóm kiểm toán hoặc kiểm toán viên sẽ tiến hành tổng hợp các kết quả và đưa ra đánh giá đối với toàn bộ quá trình kiểm toán. Mục đích của thủ tục kiểm toán này là:
- Đánh giá mức độ hiệu quả của kế hoạch kiểm toán.
- Xem xét những ý kiến đánh giá của các kiểm toán viên có chính xác không, có đủ bằng chứng không.
- Đánh giá mục tiêu kiểm toán đã được hoàn thành hay chưa.
- Sau khi rà soát kỹ lưỡng toàn bộ các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, trưởng nhóm kiểm toán viên sẽ lập Báo cáo kiểm toán và bàn giao lại cho doanh nghiệp.
Lưu ý: Dù đã được lên kế hoạch kỹ càng nhưng vẫn có thể xuất hiện những tình huống không lường trước trong quá trình thực hiện kiểm toán. Cũng có trường hợp kiểm toán viên có thể tìm ra được những bằng chứng cho thấy các đánh giá mà mình đưa ra trước đó là sai lệch. Khi đó, kiểm toán viên hoàn toàn có quyền điều chỉnh nhằm giúp cho cuộc kiểm toán đạt chất lượng cao nhất. Tuy nhiên khi có sự điều chỉnh thì kiểm toán viên cần đưa ra được bằng chứng cụ thể, đáng tin cậy và phải được ghi chép lại trong báo cáo kiểm toán.
Trên đây là những kiến thức cần biết về thủ tục kiểm toán. Mong rằng bài viết này đã giúp ích cho bạn và đừng quên thường xuyên theo dõi website của MAN – Master Accounting Network để cập nhật các thông tin mới nhất về kiểm toán nhé.
Ban biên tập: MAN – Master Accounting Network
Nội dung liên quan
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức