Thông tư 103 thuế nhà thầu được Bộ Tài Chính ban hành năm 2014 đã đưa ra những quy định chi tiết về các đối tượng áp dụng thuế nhà thầu cũng như các căn cứ và phương pháp tính thuế trong từng trường hợp cụ thể. Nếu chưa hiểu rõ về Thông tư 103 thuế nhà thầu – 103/2014/TT-BTC thì bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây của MAN – Master Accountant Network nhé.

Thông tin chung về thông tư 103 thuế nhà thầu

Ngày 06/08/2014, Thông tư 103 thuế nhà thầu – 103/2014/TT-BTC đã được Bộ Tài Chính ban hành, trong đó quy định rõ về việc thực hiện nghĩa vụ thuế nhà thầu đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam hoặc phát sinh thuế thu nhập tại Việt Nam. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về Thông tư 103:

  • Số ký hiệu: 103/2014/TT-BTC;
  • Ngày ban hành: 06/08/2014;
  • Ngày có hiệu lực thi hành: Từ ngày 01/10/2014;
  • Lĩnh vực: Đấu thầu;
  • Thay thế cho: Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012;
  • Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn.

Thông tin chung về thông tư 103 thuế nhà thầu

Những điểm nổi bật trong thông tư 103/2014/TT-BTC

Điều 1 quy định về các đối tượng áp dụng thuế nhà thầu

  • Tổ chức nước ngoài kinh doanh có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
  • Cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không phải là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài và Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở cam kết, thỏa thuận hoặc hợp đồng giữa Nhà thầu nước ngoài với cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài và Nhà thầu phụ nước ngoài để đảm nhiệm một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu…

Điều 11 quy định đối tượng và điều kiện áp dụng

Nhà thầu nước ngoài và nhà thầu phụ nước ngoài không thỏa mãn 1 trong các điều kiện đặt ra tại Điều 8 Mục 2 Chương II thì Bên Việt Nam sẽ nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài và Nhà thầu phụ nước ngoài theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Mục 3 Chương II.

Điều 12 quy định về công thức tính thuế giá trị gia tăng

Theo Điều này, cơ sở tính thuế chính là doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.

Những điểm nổi bật trong thông tư 103/2014/TT-BTC

Điều 13 quy định về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Theo Điều này, thuế TNDN được tính dựa trên doanh thu tính thuế TNDN và tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế.

Xem thêm: Ví dụ cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thông tin cụ thể nhất

Cách tính thuế nhà thầu theo thông tư 103

Một trong những nội dung quan trọng nhất của của Thông tư 103 thuế nhà thầu chính là hướng dẫn về cách tính thuế nhà thầu. Cụ thể như sau:

Hướng dẫn tính thuế giá trị gia tăng nhà thầu

Công thức tính thuế GTGT nhà thầu:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

Như vậy theo công thức trên, có hai căn cứ quan trọng để tính thuế GTGT đó là:

Doanh thu tính thuế GTGT

Doanh thu tính thuế GTGT được hiểu là toàn bộ doanh thu mà Nhà thầu nước ngoài và Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được nhờ việc cung cấp dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc diện phải đóng thuế GTGT. Tuy nhiên doanh thu này chưa trừ đi những khoản thuế phải nộp và cả khoản chi phí do Bên Việt Nam đóng thay cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).

Tỷ lệ phần trăm để tính thuế GTGT

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo các ngành nghề:

STT Ngành kinh doanh Tỷ lệ % để tính thuế GTGT
1 Dịch vụ,  cho  thuê  máy  móc  thiết bị,  bảo hiểm;  xây  dựng,  lắp đặt  không  bao  thầu  nguyên  vật  liệu,  máy  móc, thiết bị 5
2 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 3
3 Hoạt động kinh doanh khác 2

Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân nhà thầu

Thông tư số 103/2014/TT-BTC nêu cụ thể về cá nhân nước ngoài kinh doanh và có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc căn cứ tại Khoản 1, Điều 1, Chương 1, Nghị định 90/2007/NĐ-CP đã quy định cá nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh và tuân thủ pháp luật nước ngoài, được công nhận là thương nhân theo pháp luật nước ngoài thì cần đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân dựa bằng phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu.

Công thức tính hạch toán thuế TNCN nhà thầu cần nộp:

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân nhà thầu

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế TNCN sẽ được tính căn cứ trên khoản doanh thu mà cá nhân nước ngoài nhận được khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề.

– Tỷ lệ % thuế TNCN theo từng ngành nghề kinh doanh được quy định cụ thể như sau:

Đối với cá nhân cư trú

  • Nếu thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải đóng thuế TNCN.
  • Nếu thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì tỷ lệ % tính thuế TNCN sẽ là:
Ngành kinh doanh Tỷ lệ % tính thuế TNCN
Phân phối, cung cấp hàng hóa 0.5
Những dịch vụ hoặc xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 2
Sản xuất, dịch vụ, vận tải có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 1.5
Hoạt động kinh doanh khác 1

Đối với cá nhân không cư trú

Ngành kinh doanh Tỷ lệ % tính thuế TNCN
Hoạt động kinh doanh hàng hóa 1
Hoạt động kinh doanh dịch vụ 5
Hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác 2

Hướng dẫn tính thuế nhà thầu cần nộp theo giá gross và net

Tính thuế nhà thầu theo giá gross

– Công thức tính thuế GTGT:

Thuế giá trị gia tăng GTGT = (Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu) x (Giá trị hợp đồng)

– Công thức tính thuế TNDN:

Thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN = (Tỷ lệ thuế TNDN) x (Doanh thu tính thuế TNDN)

Trong đó: Doanh thu tính thuế thu nhập DN = Giá trị của hợp đồng – Thuế VAT phải nộp

Hướng dẫn tính thuế nhà thầu cần nộp theo giá gross và net

Tính thuế nhà thầu theo giá Net

– Công thức tính thuế TNDN:

+ Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN = (Doanh thu không bao gồm thuế TNDN) : (1 – Tỷ lệ phần trăm để tính thuế TN doanh nghiệp trên doanh thu)

Trong đó: Doanh thu không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp chính là giá trị hợp đồng nhà thầu.

+ Thuế thu nhập DN = (Tỷ lệ (%) tính thuế TNDN) x (Doanh thu tính thuế TNDN)

– Công thức tính thuế giá trị gia tăng GTGT:

+ Doanh thu tính thuế GTGT = (Doanh thu chưa bao gồm thuế VAT)/(1 – Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu)

Trong đó: Doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng là doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN.

+ Thuế giá trị gia tăng GTGT = (Doanh thu tính thuế GTGT) x (Tỷ lệ % tính thuế GTGT trên doanh thu)

Lưu ý: Tỷ lệ % tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư 103.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện thông tư số 103/2014/TT-BTC thuế nhà thầu

Khi thực hiện theo Thông tư 103 thuế nhà thầu, có một số điểm mà cần lưu ý như sau:

Thuế nhà thầu là gì? Khi nào phát sinh thuế nhà thầu?

Thuế nhà thầu (FCT) được hiểu là loại thuế được quy định đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài không hoạt động dựa trên luật pháp Việt Nam và có thu nhập phát sinh từ hoạt động cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.

Khi nào phải nộp thuế nhà thầu?

Pháp luật quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế nhà thầu như sau:

  • Nộp tờ khai thuế nhà thầu theo từng lần phát sinh: Chậm nhất là ngày thứ 10 tính từ ngày phát sinh nghĩa vụ đóng thuế.
  • Nộp tờ khai thuế nhà thầu theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng kế tiếp tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Như vậy, thời hạn nộp thuế nhà thầu muộn nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai trùng vào ngày nghỉ của nhà nước thì thời hạn nộp thuế nhà thầu sẽ là ngày làm việc kế tiếp ngày nghỉ đó.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện thông tư số 103/2014/TT-BTC thuế nhà thầu

Hồ sơ khai quyết toán thuế nhà thầu và thời hạn nộp hồ sơ

Để khai hạch toán thuế nhà thầu cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai Quyết toán thuế theo mẫu số 02/NTNN.
  • Bảng kê các Nhà thầu nước ngoài.
  • Bảng kê chứng từ nộp thuế.
  • Bản thanh lý hợp đồng nhà thầu (nếu có).
  • Hồ sơ khai quyết toán thuế nhà thầu cần được nộp muộn nhất là ngày thứ 45 tính từ ngày hợp đồng nhà thầu kết thúc.

Quy trình thủ tục kê khai thuế nhà thầu nước ngoài

  • Bước 1: Doanh nghiệp cần tìm hiểu xem giao dịch, hợp đồng của mình có thuộc diện cần kê khai, nộp thuế cho nhà thầu nước ngoài không.
  • Bước 2: Đăng ký mã số thuế nhà thầu để đóng thuế thay cho nhà thầu nước ngoài.
  • Bước 3: Áp dụng các công thức tính thuế nhà thầu đã được hướng dẫn ở trên để tính toán số thuế nhà thầu phải nộp.
  • Bước 4: Lập và nộp tờ khai thuế nhà thầu.

Trên đây là những nội dung chính và quan trọng nhất của Thông tư 103 thuế nhà thầu. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về thuế nhà thầu và nắm được cách tính thuế nhà thầu đối với từng trường hợp cụ thể. Đừng quên ghé thăm website của MAN – Master Accountant Network để cập nhật thêm các thông tin hữu ích khác về thuế và kế toán nhé.

Ban biên tập: MAN – Master Accountant Network

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.