Kiểm toán xây dựng (KTXD) hay còn được gọi với nhiều thuật thuật ngữ có ý nghĩa tương đương khác như kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán xây dựng cơ bản, kiểm toán quyết toán dự án… Đây là dịch vụ được các doanh nghiệp kiểm toán độc lập cung cấp, chủ yếu xoay quanh việc thu thập, kiểm tra, đánh giá thông tin về quá trình quyết toán vốn đầu tư, hoạt động, hiệu suất, dữ liệu, hồ sơ… của các dự án hoàn thành.
Vai trò, mục đích của kiểm toán xây dựng cơ bản
Như đã nói ở trên, KTXD hướng tới mục đích chính đó là giúp gia tăng độ tin cậy của báo cáo quyết toán dự án đối với người sử dụng báo cáo. Đây cũng là cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án cân nhắc thông qua báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Dựa trên ý kiến được doanh nghiệp kiểm toán đưa ra trong báo cáo kiểm toán, xét về các khía cạnh trọng yếu để đánh giá xem liệu dự án có đáp ứng đúng những quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng hay không. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có thể hiện một cách chính xác, phù hợp với tình hình quyết toán công trình tại thời điểm lập báo cáo không, có tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán và quy định về quyết toán dự án hay không.
Nội dung của kiểm toán xây dựng cơ bản
Khi tiến hành KTXD cơ bản, các kiểm toán viên cần kiểm tra và đưa ra ý kiến đánh giá liên quan đến:
- Tính hợp lệ, hợp lý về hồ sơ pháp lý của dự án
- Tình hình cấp phát vốn đầu tư
- Mức độ phù hợp giữa khối lượng công tác xây dựng, số lượng và chủng loại thiết bị được dự toán khi đối chiếu với số lượng, chủng loại và khối lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng
- Tính hợp lý, đúng đắn khi áp dụng định mức, giá xây dựng của dự án và những quy định về việc xác định các khoản chi phí dự toán
- Xác định giá trị dự toán sau khi thẩm định. Đánh giá và phân tích lý do vì sao các khoản mục chi phí có sự tăng giảm so với giá trị dự toán xây dựng
- Chi phí đầu tư thực hiện dự án từ khi chuẩn bị đến khi hoàn tất đầu tư, gồm có chi phí thiết bị, chi phí xây lắp và những chi phí khác
- Giá trị tài sản bàn giao được đưa vào sử dụng, trong đó có tài sản cố định và những tài sản khác có liên quan của dự án
- Các loại chi phí không được bao gồm trong giá trị tài sản, kể cả giá trị thiệt hại do thiên tai, các nguyên nhân bất khả kháng và giá trị khối lượng bị hủy bỏ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền
- Tình trạng công nợ, thiết bị, vật tư của dự án còn tồn đọng
- Mức độ đầy đủ và phù hợp của hồ sơ quyết toán dự án khi đối chiếu với hướng dẫn quyết toán dự án được Bộ Tài chính ban hành
- Bên cạnh đó, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến tư vấn thêm về các hoạt động quản lý, hệ thống kiểm soát nội bộ, các loại tài liệu và báo cáo tài chính hàng năm liên quan đến dự án, phương pháp hạch toán kế toán… Kiểm toán viên chỉ ra những điểm cần chú ý trong hệ thống quản lý dự án và những vấn đề quan trọng khác.
Những ai cần sử dụng dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản?
Những đối tượng sử dụng dịch vụ KTXD cơ bản gồm có:
- Phòng tài chính cấp huyện
- Các ban quản lý dự án, các sở, ban quản lý dự án là cấp tham mưu phê duyệt thuộc sở ban ngành huyện, các huyện làm chủ đầu tư
- Chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán
- Các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Kiểm toán xây dựng cơ bản mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?
KTXD cơ bản mang lại cho doanh nghiệp vô vàn lợi ích như:
- Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí thực hiện kiểm toán
- Giúp hồ sơ được hoàn thiện đúng, đầy đủ và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật
- Ngăn chặn, xử lý và khắc phục những gian lận, sai sót trọng yếu trong các vấn đề về quản lý, cấp phát vốn, giải ngân…
- Quản lý chặt chẽ các hóa đơn, điều chỉnh số lượng hóa đơn thừa thiếu
- Làm cơ sở giúp triển khai các dự án trong tương lại một cách hiệu quả và chính xác
Quy trình kiểm toán dự án đầu tư
Quy trình kiểm toán xây dựng cũng giống như một quy trình kiểm toán thông thường, cơ bản được quy định như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành được cấu thành bởi 2 bộ phận chính đó là:
- Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Nêu rõ phạm vi, phương thức thực hiện kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể cần được xây dựng một cách chi tiết và đầy đủ, làm căn cứ lập chương trình kiểm toán.
- Chương trình kiểm toán: Đề ra lịch trình, nội dung và phạm vi của các thủ tục kiểm toán thiết yếu nhằm triển khai có hiệu quả kế hoạch kiểm toán tổng thể. Đảm bảo đạt được các mục tiêu kiểm toán, thực hiện đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao.
Tiếp đó, doanh nghiệp kiểm toán sẽ gửi cho khách hàng kế hoạch kiểm toán, danh mục các tài liệu hồ sơ cần cung cấp trước khi cử đội ngũ kiểm toán viên đến triển khai hoạt động kiểm toán. Như vậy, khách hàng có thể chủ động hơn trong việc chuẩn bị tài liệu hồ sơ và địa điểm làm việc cho đoàn kiểm toán viên.
Bước 2: Tiến hành công việc kiểm toán
Khi đoàn kiểm toán viên đến địa điểm được khách hàng bố trí, hai bên sẽ cùng nhau tiến hành hoạt động giao và nhận tài liệu, hồ sơ theo danh mục đã gửi. Các kiểm toán viên có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài liệu được khách hàng giao cho theo các điều khoản được thỏa thuận giữa hai bên.
Kiểm toán xây dựng cơ bản sẽ kiểm tra các vấn đề chính đó là:
– Hồ sơ pháp lý của dự án
- Mức độ tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư và xây dựng đối với trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng
- Mức độ tuân thủ quy định pháp luật về lựa chọn Nhà thầu đối với trình tự, thủ tục lựa chọn Nhà thầu
- Sự phù hợp giữa hoạt động thỏa thuận, ký kết hợp đồng của Chủ đầu tư và Nhà thầu khi đối chiếu với quy định pháp luật về hợp đồng và quyết định trúng thầu của cấp có thẩm quyền
– Nguồn vốn đầu tư
- Kiểm tra, so sánh về cơ cấu vốn và số vốn đầu tư thực hiện, đã thanh toán đối với từng nguồn vốn qua các năm khi đối chiếu với số vốn được duyệt
- Kiểm tra mức độ phù hợp giữa vốn đầu tư sử dụng thực tế so với nguồn vốn đầu tư đã nêu trong quyết định đầu tư
- Kiểm tra quyết định tăng/giảm số vốn đầu tư dự án có tuân theo đúng thẩm quyền và chế độ quy định không
– Chi phí đầu tư
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư
- Chi phí xây dựng
- Chi phí thiết bị
- Chi phí quản lý dự án
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
- Chi phí khác
Bước 3: Kết thúc quy trình kiểm toán xây dựng
Đến giai đoạn kết thúc quy trình KTXD, có một số thủ tục mà kiểm toán viên cần tiến hành đó là:
- Phân tích, soát xét kết quả kiểm toán về mặt tổng thể
- Lập báo cáo kiểm toán
- Giải quyết các vấn đề nảy sinh sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành
Sau khi công việc kiểm toán được hoàn tất, doanh nghiệp kiểm toán sẽ gửi đến khách hàng dự thảo báo cáo kiểm toán. Trong bản dự thảo này, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến về những nội dung có trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư
- Nguồn vốn đầu tư
- Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành
- Giá trị khối lượng thiết bị hoàn thành
- Quyết toán các loại chi phí khác
- Chi phí đầu tư không được bao gồm trong giá trị tài sản
- Giá trị tài sản bàn giao được đưa vào sử dụng
- Tình trạng công nợ và thiết bị, vật tư tồn đọng.
Nội dung liên quan
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức