Các thắc mắc về những Chi phí bị khống chế như:

  • Chi phí hoa hồng có bị khống chế?
  • Quy định về chi phí tiếp khách 2021? Quy định về chi phí tiếp khách 2020?
  • Giải trình chi phí tiếp khách?
  • Chi phí đồng phục nhân viên 2021?
  • Hạch toán chi phí tiếp khách theo thông tư 200?
  • Quy chế chi phí tiếp khách
  • …, và rất nhiều quy định, chi phí khác.

…sẽ được tham khảo trong bài viết dưới đây.

Những chi phí bị khống chế

Một số mức chi, mức đóng có sự khống chế về con số tối đa, tạm gọi đó là những mức trần, mức khống chế, mức giới hạn,….

Khống chế chi phí Tiền ăn trưa được miễn thuế TNCN: không quá 730.000 đồng/ tháng

Quy định hiện hành cho phép miễn tính thuế TNCN đối với tiền ăn trưa với hạn mức không quá 730.000 đồng/ tháng.

Theo đó, nếu trả khoản tiền ăn trưa này vào lương thì được miễn cộng vào thu nhập chịu thuế.

(Theo Công văn số 73511/CT-TTHT ngày 5/11/2018)

Khống chế chi phí Bảo hiểm Xã hội (BHXH): không quá 6.950.000 đồng/ tháng

Khoản 3 Điều 89 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định: Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.

Tổng tỷ lệ đóng BHXH là 25%, trong đó doanh nghiệp 17% và người lao động 8%.

Như vậy, chiếu theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 72/2018/NĐ-CP là 1.390.000 đồng/ tháng thì mức trần đóng BHXH sẽ là 6.950.000 đồng/tháng.

(Theo Điều 89 Luật số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014)

Khống chế chi phí Bảo hiểm Y tế (BHYT): không quá 1.251.000 đồng/ tháng

Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.

Tuy nhiên, do tỷ lệ đóng BHYT chỉ 4,5% nên mức trần đóng BHYT sẽ là 1.251.000 đồng/ tháng (= 1.390.000 x 20 x 4,5%).

(Tại Khoản 8 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014)

Khống chế chi phí Bảo hiểm Tai nạn (BHTN): không quá 1.592.000 đồng/ tháng

Tỷ lệ đóng BHTN hiện nay là 2% (trong đó doanh nghiệp 1% và người lao động 1%).

Mức lương tháng đóng BHTN tối đa là không quá 20 tháng lương tối thiểu vùng .

Như vậy, nếu tính theo mức lương tối thiểu vùng hiện hành tại Nghị định số 141/2017/NĐ-CP thì mức trần đóng BHTN tương ứng với các vùng sẽ như sau:

  • Vùng I: 1.592.000 đồng/ tháng (mức lương tối thiểu 3.980.000 đồng/ tháng * 20 * 2%)
  • Vùng II: 1.412.000 đồng/ tháng (mức lương tối thiểu 3.530.000 đồng/ tháng * 20 * 2%)
  • Vùng III: 1.236.000 đồng/ tháng (mức lương tối thiểu 3.090.000 đồng/ tháng * 20 * 2%)
  • Vùng IV: 1.104.000 đồng/ tháng (mức lương tối thiểu 2.760.000 đồng/ tháng * 20 * 2%)

(Khoản 2 Điều 58 Luật số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013)

Khống chế chi phí Lãi cho vay: không quá 20%/năm

Khoản 1 Điều 468 Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 cho phép các bên thỏa thuận mức lãi suất vay trong phạm vi không quá 20%/năm. Phần lãi suất vượt mức trần nêu trên mặc nhiên không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 10%/năm tại thời điểm trả nợ.

(Điều 468 Luật số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015)

Khống chế chi phí Tổn thất tinh thần…

Trong các vụ án hoặc vụ kiện có tổn thất về vật chất, nguyên đơn có thể đòi bồi thường thêm tổn thất về tinh thần.

Mức bồi thường thực tế căn cứ theo thỏa thuận. Nhưng nếu không thỏa thuận được thì áp dụng các mức trần dưới đây (thử áp dụng mức lương cơ sở hiện hành là 1.390.000 đồng/ tháng để tính ra con số cụ thể)

  • Tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: 10 tháng lương cơ sở (LCS), tức 13.900.000 đ
  • Tổn thất tinh thần do thi thể của thân nhân bị xâm phạm: 30 tháng LCS, tức 41.700.000 đ
  • Tổn thất tinh thần do mồ mả của thân nhân bị xâm phạm: 10 tháng LCS, tức 13.700.000 đ
  • Tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm: 50 tháng LCS, tức 69.500.000 đ
  • Tổn thất tinh thần do mất người thân: 100 tháng LCS, tức 139.000.000 đ
  • Tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: 10 tháng LCS, tức 13.700.000 đ

(Luật số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015)

Hoàn thuế hàng xuất khẩu: tối đa 10% doanh thu

Hàng xuất khẩu nếu đủ điều kiện về hải quan, chứng từ thanh toán sẽ được hoàn thuế GTGT đầu vào.

Tuy nhiên, chỉ được hoàn tối đa không quá 10% doanh thu. Theo đó, doanh thu thấp, số thuế được hoàn sẽ ít đi.

(Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016)

Khống chế chi phí ngoài Giấy phép lao động cho người nước ngoài: hiệu lực tối đa 2 năm

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo một trong các thời hạn sau đây, nhưng không quá 2 năm:

  • Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
  • Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
  • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
  • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
  • Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
  • Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
  • Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

(Điều 11 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016)

Khống chế chi phí Phạt hợp đồng xây dựng: không quá 12%

Theo Bộ Xây dựng, giá trị phạt vi phạm hợp đồng xây dựng được xác định trên cơ sở mức phạt do các bên thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với các mức độ vi phạm khác nhau. Tuy nhiên, mức phạt tối đa không được vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

(Công văn số 2494/BXD-KTXD ngày 23/10/2015)

Khống chế chi phí Quỹ Phúc lợi: không quá 1 tháng lương bình quân

Hiện nay, chi phí phúc lợi cho người lao động dù có hóa đơn đầy đủ cũng chỉ được hạch toán tối đa không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

“Chi phí phúc lợi” được hiểu bao gồm những khoản chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

(Khoản 2.30 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015)

Khống chế chi phí Trang phục: không quá 5 triệu đồng/ người/ năm

Trang phục (đồng phục) cho người lao động trong công ty có thể chi bằng hiện vật và/hoặc bằng tiền. Tuy nhiên, nếu chi bằng tiền thì chỉ được hạch toán tối đa không quá 5 triệu đồng/người/năm. Nếu chi bằng hiện vật thì được hạch toán theo mức ghi trên hóa đơn, không bị khống chế.

(Khoản 2.7 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015)

Tiền nhà: chịu Thuế Thu nhập Cá nhân (TNCN) không quá 15%

Nếu doanh nghiệp có chi trả thay người lao động các khoản tiền thuê nhà, điện, nước và dịch vụ kèm theo nhà ở (nếu có) thì phải tính và khấu trừ thuế TNCN theo số tiền thực tế chi hộ.

Tuy nhiên, khoản chi này được khống chế hạn mức tính thuế TNCN tối đa không quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có).

(Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015)

Khống chế số lượng Hóa đơn: không quá 9 liên

Có thể tạo nhiều liên cho mỗi số hóa đơn, tuy nhiên, tối đa không quá 9 liên.

Cần biết thêm là mỗi số hóa đơn phải có tối thiểu 2 liên.

(Điểm c, Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014)

Khống chế chi phí Chuyển lỗ: không quá 5 năm

Khi kết quả kinh doanh bị lỗ, Doanh nghiệp được phép kết chuyển số lỗ này để bù trừ với thu nhập của các năm sau. Tuy nhiên, phải kết chuyển liên tục và thời hạn chuyển lỗ tối đa không được quá 5 năm, sau 5 năm phải ngừng kết chuyển.

(Điều 7 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013)

Khống chế Thời gian Thử việc: không quá 60 ngày

Thời gian thử việc có thể dài hoặc ngắn tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của từng công việc. Tuy nhiên, chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và không được quá hạn mức tối đa dưới đây:

  • Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
  • Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

(Điều 27 Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012)

Khống chế Thời gian nghỉ Thai sản: nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng

Tổng thời gian nghỉ thai sản theo luật hiện nay là 6 tháng và có thể xin nghỉ trước khi sinh con. Tuy nhiên, thời gian nghỉ thai sản trước khi sinh con tối đa không được vượt quá 2 tháng.

(Điều 157 Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012)

Tổn thất dụng cụ lao động: bồi thường không quá 3 tháng lương

Khi làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị lao động, cho dù là sơ suất, người lao động vẫn phải bồi thường cho công ty. Tuy nhiên, trường hợp gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng thì người lao động chỉ phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương.

(Điều 130 Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012)

Cho thuê lại lao động: không quá 12 tháng

Cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện (phải xin giấy phép) và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định.

Thời hạn cho thuê lại lao động cũng bị khống chế không quá 12 tháng.

(Điều 54 Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012)

Khống chế chi phí Tăng ca: không quá 200 – 300 giờ/năm

Khi tổ chức tăng ca, ngoài điều kiện có sự đồng ý của người lao động, doanh nghiệp còn phải đảm bảo số giờ tăng ca không được vượt quá hạn mức sau:

  • Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, nếu áp dụng lịch làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
  • Không quá 30 giờ/tháng.
  • Không quá 200 – 300 giờ/năm.

Trong đó, chỉ những trường hợp đặc biệt dưới đây mới được tổ chức tăng ca đến 300 giờ/năm (Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP):

  • Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
  • Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
  • Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.

(Điều 106 Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012)

Khống chế chi phí Phạt hợp đồng thương mại: không quá 8%

Về nguyên tắc, mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại sẽ căn cứ theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, mức phạt tối đa không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

(Điều 301 Luật số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005)

Như vậy:

  • Chi phí hoa hồng có bị khống chế? => Không bị khống chế.
  • Quy định về chi phí tiếp khách 2021? Quy định về chi phí tiếp khách 2020? => Không bị khống chế.
  • Giải trình chi phí tiếp khách? Không bị khống chế, không phải giải trình, chỉ cần có đủ hoá đơn hợp lệ.
  • Chi phí đồng phục nhân viên 2021? Bị Khống chế như trên.
  • Hạch toán chi phí tiếp khách theo thông tư 200? Ghi vào chi phí TK 642 hoặc cho Bộ phận có liên quan.
  • Quy chế chi phí tiếp khách => Đối với Doanh nghiệp không có vốn Nhà nước không cần Quy chế.

CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ TƯ VẤN THUẾ MAN

  • Hỗ trợ tư vấn: Nguyễn Thị Kim Ngân – Director
  • Tel: 0903 428 622
  • Email: ngannguyen.pp@gmail.com

Ban biên tập: Man.net.vn

Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.