Chi phí Lương không đóng Bảo hiểm
Các vướng mắc về Chi phí lương không đóng bảo hiểm như:
- Chi phí lương không đóng bảo hiểm 2021 – 2020?
- Mẫu bảng lương không đóng bảo hiểm?
- Lương không đóng bảo hiểm có được tính chi phí?
- Tiền đóng BHXH có được trừ khi tính thuế TNDN?
- Doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội?
- Lương dưới 2 triệu có phải đóng bảo hiểm không?
- Mức phạt không đóng bảo hiểm xã hội 2020?
- Thỏa thuận không đóng bảo hiểm?
- Lương không đóng BHXH?
- Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN và BHXH?
- … sẽ được tham khảo trong bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên công ty vậy có được tính chi phí hợp lý khi quyết toán, thanh tra thuế hay không?
Doanh nghiệp có bị phạt không?
Đối tượng lao động nào phải đóng bảo hiểm? và đối tượng nào không phải đóng bảo hiểm?
Chi phí lương không đóng bảo hiểm cho nhân viên thì có được tính vào chi phí được trừ không?
Theo Quy định, Khi Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì phải đóng bảo hiểm các loại cho người lao động. Nếu Công ty không đóng bảo hiểm các loại cho người lao động thì phần tiền lương của người lao động có được ghi nhận vào chi phí tính thuế, được trừ không khi tính Thuế Thu nhập Doanh nghiệp không?
Quy định cụ thể như sau: Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính đã hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 6 như sau:
“…
Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
…”
Như vậy, căn cứ theo quy định đã nêu ở trên thì để chi phí lương được xem là chi phí được trừ khi tính Thuế Thu nhập Doanh nghiệp thì:
- Khoản chi phí tiền lương của Đơn vị, Doanh nghiệp chi trả cho người lao động có mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Khoản chi phí phải có đầy đủ chứng từ, hồ sơ chi phí lương như:
- Hợp đồng lao động được ký giữa hai bên.
- Quy chế tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp theo lương.
- Thỏa ước lao động tập thể của Doanh nghiệp, được ký đầy đủ.
- Quyết đinh tăng lương cho Người lao động trong trường hợp tăng lương.
- Bảng chấm công hàng tháng đầy đủ chữ ký.
- Bảng thanh toán tiền lương đầy đủ chữ ký.
- Phiếu chi thanh toán tiền lương, hoặc chứng từ chuyển khoản ngân hàng nếu thanh toán qua ngân hàng.
Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp mà chi phí tiền lương trả cho Người lao động không được tính vào chi phí hợp lê, chi phí được trừ được quy định tại Điểm 2.5, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC, đã hướng dẫn như sau:
- Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
- Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện (Tiền lương thực chi trong năm).
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, quy định về các khoản chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ. Hiện tại chưa có văn bản pháp quy nào quy định doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên thì chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ.
Kết luận về Chi phí lương không đóng bảo hiểm
- Về Luật Bảo hiểm Xã hội :
Nếu như Đơn vị, Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên, Người lao động thì Doanh nghiệp sẽ bị phạt chậm nộp chi phí bảo hiểm và bị truy thu bảo hiểm trong trường hợp Cơ quan Bảo hiểm Xã hội phát hiện Đơn vị, Doanh nghiệp đã không đóng bảo hiểm như quy định theo Luật Bảo hiểm Xã hội.
- Về Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp:
Về Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp hiện nay thì chi phí tiền lương của Doanh nghiệp khi đảm bảo có đầy đủ chứng từ, hồ sơ thì được tính vào chi phí tiền lương, cho phí được trừ khi chi phí tiền lương này đã có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định.
Liên hệ Dịch vụ quyết toán Thuế Thu nhập Doanh nghiệp – Dịch vụ Kế toán Thuế tin cậy cho Quý Khách.
CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ TƯ VẤN THUẾ MAN
- Hỗ trợ tư vấn: Nguyễn Thị Kim Ngân – Director
- Phone/ Zalo: 0903 428 622
- Email: ngannguyen.pp@gmail.com
Ban biên tập: Man.net.vn
Nội dung liên quan
Chuyển giá Tin tức
Chuyển giá Tin tức
Tin tức Chuyển giá
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế