Thông tư 200 về kế toán đã chỉ rõ những quy định quan trọng về chế độ kế toán doanh nghiệp. Thông tư này có nhiều điểm mới về tài khoản kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ kế toán, sổ kế toán và hình thức kế toán, đòi hỏi kế toán viên cần nắm vững để đảm bảo doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Sau đây mời bạn cùng MAN – Master Accountant Network tìm hiểu rõ hơn về Thông tư 200/TT-BTC trong bài viết này.

Thông tin chung về thông tư 200 về kế toán và mục đích ban hành

Thông tư số 200/2014/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014, trong đó cung cấp hướng dẫn chi tiết về Chế độ kế toán doanh nghiệp. Thông tư áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015 thay chế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư 244/2009/TT-BTC.

Thông tư 200 về chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hoạt động trong mọi lĩnh vực.

Thông tin chung về thông tư 200 về kế toán và mục đích ban hành
Thông tin chung về thông tư 200 về kế toán và mục đích ban hành

Lưu ý:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lựa chọn tuân thủ theo chế độ kế toán đã nêu trong Thông tư 200 hoặc Thông tư 133.
  • Doanh nghiệp lớn buộc phải thực hiện theo các quy định về chế độ kế toán của Thông tư 200.

Những điểm thay đổi mới trong thông tư 200/2014/TT-BTC

Với Thông tư 200 về chế độ kế toán doanh nghiệp, 4 nội dung quan trọng đã được chỉnh sửa, bổ sung thêm một số điểm mới. Đó là 4 nội dung thuộc chương II đến chương V của Thông tư, gồm có Tài khoản kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ kế toán và sổ kế toán cũng như hình thức kế toán. Dưới đây là những điểm mới thay đổi trong Thông tư 200 mới nhất:

Về tài khoản kế toán

Căn cứ trên Điểm a Khoản 1 Điều 9, việc đăng ký sửa đổi tài khoản kế toán được quy định như sau: “Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng”.

Theo quy định trên, có thể thấy chế độ kế toán đã trở nên linh hoạt hơn, giúp cho doanh nghiệp thiết lập, sử dụng tài khoản kế toán một cách chủ động. Các tài khoản không phân biệt dài hạn hay ngắn hạn; bỏ, thay đổi và bổ sung thêm một số tài khoản kế toán.

Về tài khoản kế toán
Về tài khoản kế toán

Về báo cáo tài chính

  • Điều 106 của Thông tư này quy định việc hình thành báo cáo tài chính cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục.
  • Ngoài ra Điều 115 còn hướng dẫn phương pháp lập, trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính một cách chi tiết dựa trên 3 nội dung bao gồm cơ sở, nguyên tắc và mục đích lập báo cáo.
  • Thuế và các khoản nộp Nhà nước” không còn là thông tin bắt buộc trong báo cáo tài chính.
Về báo cáo tài chính
Về báo cáo tài chính

Về chứng từ kế toán

Thông tư 200 cũng giới thiệu, hướng dẫn những quy định về biểu mẫu chứng từ kế toán như sau:

  • Khoản 1 Điều 117: Doanh nghiệp được phép xây dựng, thiết kế các biểu mẫu chứng từ kế toán một cách chủ động dựa trên những yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của mình. Cần đảm bảo rằng biểu mẫu được thiết kế phải thỏa mãn những quy định của Luật kế toán và các nguyên tắc khác theo quy định pháp luật.
  • Khoản 2 Điều 117: Nếu không tự xây dựng, thiết kế các biểu mẫu chứng từ kế toán thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể dùng biểu mẫu đã được cung cấp tại Phụ lục 3 của Thông tư.
  • Ngoài ra, Thông tư này cũng đưa ra một số quy định liên quan đến hoạt động lập, ký chứng từ kế toán; trình tự kiểm tra, luân chuyển; dịch, sử dụng, quản lý, in ấn và phát hành các biểu mẫu chứng từ kế toán.
Về chứng từ kế toán
Về chứng từ kế toán

Về sổ kế toán và hình thức kế toán

Khoản 1 Điều 112 của Thông tư này đã quy định cụ thể về vai trò của sổ kế toán: “Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp”. Doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau khi thực hiện các hoạt động kế toán:

  • Chỉ sử dụng duy nhất một hệ thống sổ kế toán đối với một kỳ kế toán.
  • Tuân thủ những quy định về sổ kế toán được nêu trong Luật kế toán.
  • Doanh nghiệp có thể tự xây dựng, thiết kế hình thức ghi sổ kế toán cũng như biểu mẫu sổ kế toán của riêng mình. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo mọi thông tin giao dịch kinh tế được thể hiện một cách đầy đủ, minh bạch, thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm soát và kiểm tra.
  • Nếu không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán và biểu mẫu sổ kế toán thì doanh nghiệp có thể thực hiện theo các hướng dẫn được nêu trong Phụ lục Thông tư 200 ở mục số 4 nếu như hình thức đó đáp ứng được hoạt động kinh doanh và đặc điểm quản lý của doanh nghiệp.
Về sổ kế toán và hình thức kế toán
Về sổ kế toán và hình thức kế toán

Xem tiếp: Nguyên tắc, nghiệp vụ và yêu cầu cơ bản của kế toán

Ứng dụng thông tư số 200 trong thực tiễn kế toán

Trong quá trình áp dụng Thông tư 200 kế toán mới nhất vào thực tế, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được cũng nảy sinh một số vướng mắc như sau:

Bộ phận kế toán doanh nghiệp cần làm quen với những thay đổi

Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bộ phận kế toán đã quen áp dụng Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC hoặc Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC. Việc tổ chức vận dụng Thông tư 200 sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu quả điều hành, chỉ đạo, quản lý tại các doanh nghiệp cũng như mức độ hiệu quả của bộ máy kế toán doanh nghiệp.

Để làm được điều này, mỗi doanh nghiệp cần đánh giá từng vấn đề có liên quan đến các phần hành kế toán, từ đó có sự sắp xếp một cách hợp lý. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phân tích từng tài khoản, từ đó có sự chuyển đổi hợp lý từ những tài khoản cũ (theo Quyết định 15/2006/ QĐ-BTC) và tài khoản mới (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).

Bộ phận kế toán doanh nghiệp cần làm quen với những thay đổi
Bộ phận kế toán doanh nghiệp cần làm quen với những thay đổi

Các chủ doanh nghiệp chưa quan tâm đến những đổi mới của chế độ kế toán

Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề kê khai thuế luôn là ưu tiên hàng đầu. Do đó nhận thức của chủ doanh nghiệp trong việc áp dụng những chuẩn mực kế toán tại Việt Nam có thể chưa thực sự đúng đắn.

Bản quản trị của một số doanh nghiệp thường chỉ dựa trên hoạt động kê khai quyết toán thuế TNCN và TNDN để đưa ra quyết định mà bỏ qua các báo cáo tài chính. Chính vì vậy mà việc áp dụng chuẩn mực kế toán hoặc những thay đổi về chế độ kế toán cũng không được bộ phận kế toán chú trọng thực hiện. Các kế toán viên thường chỉ chú tâm đến việc giảm thuế để doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất nên việc áp dụng thông tư vẫn chưa triệt để.

Các chủ doanh nghiệp chưa quan tâm đến những đổi mới của chế độ kế toán
Các chủ doanh nghiệp chưa quan tâm đến những đổi mới của chế độ kế toán

Trình độ của bộ máy kế toán

Để áp dụng những chuẩn mực, chế độ kế toán vào thực tế công việc thì kế toán viên cũng cần có nền tảng kiến thức nhất định và phải nắm vững những điểm mới của chế độ. Tình trạng trình độ nghiệp vụ của các kế toán viên doanh nghiệp vừa và nhỏ không đồng đều cũng dẫn đến sự không hiệu quả khi áp dụng thông tư 200.

Trình độ của bộ máy kế toán
Trình độ của bộ máy kế toán

Những lợi ích của thông tư 200 đối với doanh nghiệp

Có thể thấy, Thông tư 200 về chế độ kế toán doanh nghiệp đã và đang mang đến những lợi ích vô cùng thiết thực cho các doanh nghiệp:

  • Các quy định đã trở nên khả thi và mang tính thực tiễn cao hơn, đề cao bản chất của các giao dịch kinh tế thay vì hình thức thể hiện bên ngoài.
  • Đề cao tính mở và linh hoạt, đáp ứng tốt nhất yêu cầu thực tiễn của quản lý, bao quát các hoạt động của doanh nghiệp, không thực hiện kế toán về mục đích thuế.
  • Cập nhật có chọn lọc những thông lệ quốc tế hiện hành một cách phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam.
  • Nêu rõ nội dung nào mang tính hướng dẫn và những quy định bắt buộc, cho phép doanh nghiệp được quyền lựa chọn áp dụng, có sự phân biệt giữa kỹ thuật ghi sổ kế toán và yêu cầu lập, trình bày báo cáo tài chính, nhờ vậy mà hoạt động kế toán trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng, có tính minh bạch cao và tiết kiệm chi phí.
  • Chế độ kế toán có sự linh hoạt và cởi mở theo hướng “cởi trói” cho doanh nghiệp. Theo đó doanh nghiệp được trao quyền tự chủ nhiều hơn trong các hoạt động tổ chức kế toán.
Những lợi ích của thông tư 200 đối với doanh nghiệp
Những lợi ích của thông tư 200 đối với doanh nghiệp
  • Những Chuẩn mực kế toán quốc tế được cập nhật một cách hài hòa với Luật kế toán Việt Nam hiện hành.
  • Toàn bộ các tài khoản phản ánh đầu tư tài chính đã được thiết kế lại dựa trên thông lệ quốc tế.
  • Tên gọi các tài khoản và nguyên tắc thiết kế tài khoản kế toán không phân biệt dài hạn – ngắn hạn mà tôn trọng đối tượng quản lý hơn.
  • Có thêm nhiều quy định cụ thể về nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính.
  • Các chứng từ kế toán không bắt buộc mà mang tính hướng dẫn.
  • Toàn bộ các biểu mẫu sổ kế toán đều không mang tính bắt buộc, điều này phản ánh độ mở và linh hoạt cao. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng những biểu mẫu sổ kế toán của riêng mình, chỉ cần đảm bảo tính đầy đủ và minh bạch.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện thông tư 200 về kế toán

  • Tổ chức những bộ phận liên quan đến những phần hành kế toán, từ đó phân tích từng tài khoản cũ – mới để chuyển sổ một cách chính xác, tránh tình trạng xáo trộn tài khoản.
  • Doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy để thích ứng linh hoạt với những đổi mới của thông tư.
  • Nếu doanh nghiệp kinh doanh đa dạng các chủng loại nguyên vật liệu thì cần tìm ra phương pháp mở sổ chi tiết sao cho việc kiểm kê được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra khi nhận hàng, doanh nghiệp cũng cần ghi chép sổ sách, sách tờ một cách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu và kiểm tra cuối tháng.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp cần căn cứ trên đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình để lựa chọn mở các tài khoản phù hợp.
Lưu ý quan trọng khi thực hiện thông tư 200 về kế toán
Lưu ý quan trọng khi thực hiện thông tư 200 về kế toán

Như vậy là bài viết trên đây đã giới thiệu một số điểm mới trong Thông tư 200 về kế toán và nêu được những lợi ích, lưu ý quan trọng khi thực hiện thông tư này. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp bạn tuân thủ đúng những quy định của pháp luật để hoạt động hiệu quả hơn.

Xem thêm: Dịch vụ Kế Toán Thuế chuyên nghiệp, báo giá trọn gói

Ban biên tập: MAN – Master Accountant Network

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ !!