Thông tư 107 về kế toán hành chính sự nghiệp được bộ tài chính ban hành vào ngày 10/10/2017 và áp dụng từ ngày 01/01/2018. Thông tư 107/2017/TT-BTC thay thế quyết định số 19/2006/QĐ-BTC cùng thông tư số 185/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Sau đây MAN – Master Accountant Network sẽ tóm tắt thông tư 107 nhằm giúp quý bạn đọc cùng doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình thi hành.
Tổng quan về thông tư 107 của bộ tài chính
Thông tư 107 bộ tài chính có một số thông tin cơ bản cần biết:
- Trích yếu nội dung: Thông tư 107/2017/TT-BTC Hướng dẫn các đơn vị hành chính, sự nghiệp hạch toán, mở sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính các đơn vị.
- Số ký hiệu: 107/2017/TT-BTC.
- Ngày ban hành: 10/10/2017.
- Cơ quan ban hành: Bộ tài chính.
Thông tư 107 sẽ hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp do Bộ Tài chính ban hành ngày 10 tháng 10 năm 2017. Thông qua đó, thông tư sẽ hướng dẫn các vấn đề như sau:
- Danh mục biểu mẫu và các phương pháp lập chứng từ của kế toán bắt buộc;
- Danh mục hệ thống các tài khoản (TK) và phương pháp hạch toán TK kế toán;
- Danh mục mẫu sổ kế toán và các phương pháp lập sổ kế toán;
- Danh mục mẫu báo cáo tài chính (BCTC) và phương pháp lập, trình bày BCTC.
Đọc thêm cách trình bày báo cáo tài chính hiện hành Tại Đây.
Thời gian hiệu lực của thông tư 107/2017 từ ngày 24/11/2017. Và hiện tại thông tư vẫn tiếp tục có hiệu lực.
Những điểm đáng chú ý kế toán hành chính sự nghiệp theo thông tư 107
Một số điểm đáng chú ý về thông tư 107 bộ tài chính như sau:
Chứng từ kế toán của thông tư 107
Căn cứ theo điều 3 của thông tư số 107 thì tất cả các đơn vị sự nghiệp, hành chính phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định tại thông tư này và không được phép sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc vào loại bắt buộc.
Bên cạnh những chứng từ kế toán bắt buộc đã được quy định tại thông tư 107 và một số văn bản khác, các đơn vị hành chính, sự nghiệp sẽ được tự thiết kế mẫu chứng từ của riêng mình để phản ánh các nghiệp vụ, vấn đề kinh tế phát sinh. Những mẫu chứng từ do các đơn vị hành chính, sự nghiệp tự thiết kế phải đáp ứng được tối thiểu 7 nội dung đã được quy định tại điều 16 của luật kế toán hiện hành.
Hệ thống tài khoản thông tư 107/2017
Căn cứ vào quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, sẽ có 7 loại trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính, sự nghiệp do Bộ Tài chính quy định. Trong đó, từ Loại 1 đến Loại 6 là các TK trong bảng cân đối kế toán và TK loại 0 là các TK nằm ngoài bảng cân đối tài khoản.
Nhưng theo quy định trong điều 4 của thông tư 107 của bộ tài chính thì hệ thống tài khoản đã có sự thay đổi gồm 10 loại. Trong đó:
- Từ TK loại 1 đến loại 9 sẽ được hạch toán kép (tức hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản với nhau) được sử dụng để kế toán tài chính phản ánh các vấn đề liên quan đến tài sản, nguồn vốn, công nợ, doanh thu, chi phí, thặng dư của đơn vị hành chính, sự nghiệp trong kỳ kế toán.
- TK loại 0 là TK nằm ngoài bảng cân đối tài khoản, sẽ được hạch toán đơn (không được hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản với nhau) sử dụng để kế toán thu chi trong ngân sách nhà nước (kế toán ngân sách) đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp được ngân sách nhà nước cấp kinh phí. Nếu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh có sự liên quan đến thu và chi ngân sách nhà nước thì kế toán viên đồng thời phải hạch toán kế toán tài chính và hạch toán kế toán ngân sách.
Sổ kế toán thông tư 107 của bộ tài chính
Căn cứ theo điều 5 của thông tư 107, tất cả các kinh tế phát sinh và nghiệp vụ tài chính có sự liên quan với đơn vị kế toán bắt buộc đều phải được ghi chép đầy đủ trong sổ kế toán. Bên cạnh đó, phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng tất cả nguồn ngân sách sử dụng từ nguồn trợ cấp và viện trợ bên ngoài.
Mỗi một đơn vị kế toán chỉ sử dụng duy nhất một hệ thống sổ kế toán cho 1 kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp.
Hệ thống sổ kế toán sẽ bao gồm các mẫu sổ sau:
- Sổ thẻ kế toán chi tiết: ghi lại tình hình tài chính chi tiết nhất của đơn vị hành chính, sự nghiệp và những điều được ghi ở đây thì sổ Cái chưa phản ánh được hết.
- Sổ nhật ký: sổ sẽ ghi lại những phát sinh trong nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo thời gian.
- Sổ cái: ghi lại các phát sinh liên quan đến nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung của kinh tế. Các số liệu và thông tin ghi trên sổ này phản ánh rõ ràng về tình hình tài sản của các đơn vị hành chính, sự nghiệp cũng như nguồn kinh phí, tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị này.
Báo cáo tài chính theo thông tư 107 bộ tài chính
So với quyết định số 19/2006/QĐ-BTC thì kỳ hạn lập BCTC theo Thông tư số 107/2017 có sự khác biệt cụ thể như sau:
- BCTC vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định trong luật kế toán (thời điểm ngày 31 tháng 12).
- BCTC năm của đơn vị hành chính, sự nghiệp phải được nộp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc là các đơn vị cấp trên trong thời hạn là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán của năm theo như quy định của pháp luật hiện hành.
- Báo cáo quyết toán (BCQT) đối với ngân sách nhà nước: đơn vị lập BCTC theo kỳ kế toán của năm. Thông tin, số liệu lập BCQT của ngân sách nhà nước hàng năm là số liệu thu và chi trong năm năm ngân sách, tính đến khi hết thời gian chỉnh lý đối với quyết toán ngân sách nhà nước (tức ngày 31 tháng 1 của năm sau) theo quy định của pháp luật đối với ngân sách nhà nước. BCQT kinh phí từ nguồn khác: Đơn vị lập BCQT năm; đơn vị phải lập BCQT khi đã kết thúc kỳ kế toán năm (sau ngày 31 tháng 12). Trong trường hợp, pháp luật có quy định lập BCQT theo kỳ kế toán khác thì ngoài BCQT năm đơn vị cần phải lập cả BCQT theo kỳ kế toán đó.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thông tư 107 về kế toán hành chính sự nghiệp. Hy vọng phần nào quý bạn đọc cũng đã hiểu và biết cách thi hành đối với thông tư này. Nếu có thắc mắc liên quan đến các vấn đề trên, hãy liên hệ trực tiếp đến MAN – Master Accountant Network để nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên viên tận tâm của chúng tôi.
Tìm hiểu thêm về: Dịch vụ kế toán trọn gói tại MAN
Ban biên tập: MAN
Nội dung liên quan
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức