Nên học kế toán hay kiểm toán là thắc mắc của nhiều học sinh khi đứng trước lựa chọn nghề nghiệp quan trọng của cuộc đời. Không thể phủ nhận rằng ngành nghề kế toán luôn thu hút đông đảo các bạn học sinh lựa chọn. Tuy nhiên song song với đó thì độ hot của ngành kiểm toán cũng ngày càng gia tăng. Trong bài viết này, MAN sẽ phân tích những ưu nhược điểm của từng ngành học để bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Một số thông tin cần biết về kiểm toán và kế toán
Hiện nay nhiều trường đại học đang tuyển sinh đồng thời cả hai ngành kế toán và kiểm toán. Dưới đây là đặc điểm của từng ngành học:
Kiểm toán là gì? Ưu và nhược điểm của ngành học
Kiểm toán là ngành nghề xoay quanh các công việc như kiểm tra, xác minh mức độ trung thực và phù hợp của các thông tin tài chính.
Ưu điểm ngành kiểm toán
- Thu nhập cao, có % hoa hồng: Kiểm toán là ngành có mức thu nhập cao top đầu trong số các ngành kinh tế. Đặc biệt với mỗi trường hợp kiểm toán (dịch vụ kiểm toán, kiểm toán báo cáo tài chính…) nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì ngoài lương kiểm toán, kiểm toán viên còn được hưởng thêm % hoa hồng.
- Liên tục được trau dồi kiến thức chuyên môn: Ngành kiểm toán đòi hỏi phải tiếp xúc với nhiều đối tượng công việc đa dạng với tính chính xác cao. Do đó ngoài kiến thức chuyên môn thì kiểm toán viên cần liên tục trau dồi những kiến thức về pháp luật, xã hội và cập nhật các thông tin mới nhất.
- Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm: Người kiểm toán viên giỏi cần trang bị nhiều kỹ năng như giao tiếp, ngoại ngữ, văn phòng… Bên cạnh các nhiêm vụ độc lập thì kiểm toán viên cũng cần phối hợp với những thành viên khác trong nhóm kiểm toán để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
- Mở rộng mối quan hệ: Trong suốt quá trình làm việc, kiểm toán viên sẽ được gặp gỡ nhiều đối tượng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn mở rộng mối quan hệ và nâng tầm hiểu biết của mình.
Nhược điểm ngành kiểm toán
- Áp lực công việc lớn: Kiểm toán viên luôn luôn phải suy nghĩ, duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp để phát hiện ra các sai sót của những thông tin tài chính và tìm cách xử lý. Những lỗi sai này có thể do vô tình hoặc cố ý, do đó áp lực công việc đối với kiểm toán viên là rất lớn.
- Thời gian eo hẹp: Khác với ngành kế toán, kiểm toán viên thường được giao hoàn thành nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Họ phải tìm ra lỗi sai và tìm ra phương hướng khắc phục càng sớm càng tốt để đảm bảo tiến độ công việc. Vì vậy áp lực về thời gian đối với kiểm toán viên cũng lớn hơn.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Do phải đảm nhận khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn nên kiểm toán viên dễ bị căng thẳng kéo dài. Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho các kiểm toán viên.
Kế toán là gì? Ưu và nhược điểm của ngành học
Kế toán là ngành học ghi chép, theo dõi những vấn đề về tài chính. Sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước.
Ưu điểm của ngành kế toán
- Thời gian linh động: Thời gian làm việc ngành kế toán thường phụ thuộc vào quy định của đơn vị hoặc khối lượng công việc, vì vậy người kế toán viên sẽ có quỹ thời gian linh động, dư giả. Ví dụ như nếu làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp cơ quan nhà nước thì kế toán viên sẽ chỉ làm việc trong giờ hành chính. Trong trường hợp làm dịch vụ kế toán thì bạn có thể phân bổ thời gian dựa trên khối lượng công việc.
- Trên thực tế, thời điểm bận rộn nhất của các kế toán viên thường chỉ là vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm khi cần chốt sổ và lập báo cáo tài chính.
- Ít áp lực công việc hơn: So với những ngành nghề khác, công việc kế toán ít áp lực hơn bởi các nhân viên kế toán chỉ cần tập trung ghi nhớ các tài khoản cũng như cách trình bày các con số trên bảng báo cáo.
- Thu nhập ổn định: Ngành kế toán có mức lương khá ổn định, sinh viên mới ra trường có thể tìm được việc với thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Nếu có kinh nghiệm dày dặn hơn thì bạn dễ dàng đạt được mức lương từ 10 triệu/tháng trở lên.
- Trau dồi sự tỉ mỉ, cẩn thận: Kế toán viên luôn phải ghi chép và theo dõi những con số. Do đó các đức tính cẩn trọng, tỉ mỉ cần được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt khi thực hiện công việc định khoản thì kế toán viên phải hết sức cẩn thận, bởi chỉ một chút sai sót cũng có thể dẫn đến tình trạng thua lỗ, thậm chí phá sản doanh nghiệp.
Nhược điểm của ngành kế toán
- Thu nhập thấp hơn mặt bằng chung các ngành nghề: Tuy mang đến nguồn thu nhập ổn định nhưng mức lương ngành kế toán không quá cao.
- Không có nhiều cơ hội bồi dưỡng kiến thức mới: Kế toán viên thường chỉ theo sát biến động tài chính và ghi chép lại các số liệu và định khoản, lập báo cáo tài chính, tính toán thuế suất theo quy định… Những công việc này lặp đi lặp lại khiến bạn không có nhiều cơ hội sáng tạo.
- Ít cơ hội thăng tiến: Hiện nay ngày càng có nhiều người theo học ngành kế toán, tỉ lệ cạnh tranh cao khiến cho cơ hội thăng tiến trong ngành cũng giảm đi. Chỉ khi có kỹ năng, kiến thức chuyên môn thực sự chuyên sâu thì bạn mới có thể đạt tới những vị trí cao.
Lý do vì sao nhiều người cân nhắc việc nên học kế toán hay kiểm toán?
Hiện nay nhiều người cân nhắc nên chọn kế toán hay kiểm toán bởi hai ngành này đều có những đặc điểm giống nhau đó là làm việc với các số liệu, báo cáo tài chính và đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng.
So sánh những điểm khác biệt nổi bật giữa kế toán và kiểm toán
Trên thực tế, giữa ngành kế toán và kiểm toán có những điểm khác biệt nhất định. Nếu đang băn khoăn nên học kế toán hay kiểm toán thì mời bạn theo dõi bảng so sánh dưới đây:
So sánh | Kế toán | Kiểm toán |
Công việc | Ghi chép, tiếp nhận, xử lý và lập báo cáo về các thông tin phản ánh tình hình tài chính của một đơn vị như cơ sở kinh doanh tư nhân, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức… | Kiểm tra, xác minh tính trung thực của các báo cáo tài chính được cung cấp bởi bộ phận kế toán. Dựa vào đó để đưa ra ý kiến đánh giá về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán. |
Nhân sự | Được cơ quan nào đó nhận vào làm việc và hưởng mức lương theo thỏa thuận. | Làm việc độc lập, có thể đưa ra quyết định từ chối hoặc tiếp nhận yêu cầu kiểm toán.
Phải hoàn thành công việc trong thời hạn đã giao hẹn. Ngoài lương cơ bản còn nhận thêm % hoa hồng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ. |
Thời gian | Làm việc liên tục, cập nhật dữ liệu hàng ngày. | Làm việc định kỳ theo yêu cầu của khách hàng hoặc vào cuối mỗi kỳ hạch toán. |
Mức độ chi tiết | Đảm bảo ghi chép, trình bày cụ thể toàn bộ những công việc liên quan đến tình hình tài chính của công ty. | Tiếp nhận các dữ liệu từ kế toán và kiểm tra, rà soát các sai sót nếu có, từ đó đưa ra phương hướng giải quyết. |
Cơ hội việc làm | Rộng mở do kế toán là vị trí công việc không thể thiếu tại các doanh nghiệp.
Nhu cầu tuyển dụng kế toán viên ngày càng tăng cao, mỗi doanh nghiệp cần từ 2 – 6 kế toán viên. Các vị trí công việc đa dạng như: Tư vấn tài chính, thủ quỹ, kiểm soát viên, chuyên viên phụ trách kế toán, giao dịch, thuế, ngân hàng, nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ… |
Nhu cầu tuyển dụng kiểm toán viên hiện nay đang ngày càng tăng cao.
Sinh viên tốt nghiệp có thể ứng tuyển vào các vị trí kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán viên nội bộ trong các doanh nghiệp hoặc kiểm toán viên độc lập. Những vị trí công việc ngành kiểm toán là: Kiểm toán viên, thủ quỹ, kiểm soát viên, chuyên viên giao dịch ngân hàng, chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính – kế toán… |
Yêu cầu về học vấn | Học chuyên sâu về chuyên ngành kế toán.
Học thêm kiến thức cơ bản của kiểm toán. |
Học một số môn kế toán và các môn thuộc chuyên ngành kiểm toán. |
Yêu cầu về kỹ năng | Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ
Kỹ năng tin học văn phòng Khả năng ngoại ngữ chuyên ngành kế toán Kỹ năng phân tích, quan sát tổng hợp Kỹ năng trình bày thông tin, số liệu hợp lý |
Kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ
Sử dụng thành thạo bộ phần mềm văn phòng và các công cụ hỗ trợ Kỹ năng trình bày, giao tiếp Kỹ năng quản lý thời gian |
Xem tiếp: Nguyên tắc, nghiệp vụ và yêu cầu cơ bản của kế toán chuẩn
Vậy kết luận nên học kế toán hay kiểm toán?
Ngành kế toán và ngành kiểm toán có dễ xin việc không? Nhìn chung cơ hội việc làm đối với cả 2 ngành kế toán và kiểm toán đều vô cùng rộng mở. Đây là những ngành nghề không thể thiếu và không thể thay thế trong tương lai, vì vậy tỷ lệ thất nghiệp ngành kế toán hay kiểm toán là rất thấp. Ngoài ra lương kế toán và kiểm toán cũng luôn ở mức từ trung bình đến cao thậm chí là rất cao. Nếu chưa quyết định được nên học kiểm toán hay kế toán thì bạn có thể cân nhắc các tiêu chí sau đây:
- Nếu không muốn phải di chuyển quá nhiều mà vẫn có được thu nhập ổn định thì bạn nên lựa chọn ngành kế toán.
- Nếu bạn là người ưa thích giao tiếp, mở rộng mối quan hệ và mong muốn đi đây đi đó để mở mang kiến thức thì ngành kiểm toán sẽ là lựa chọn vô cùng tuyệt vời.
Ngoài ra một số bạn cũng đặt câu hỏi: “Con gái nên học kế toán hay kiểm toán?”. Với những đặc thù của ngành kiểm toán như đòi hỏi đi công tác nhiều, áp lực công việc lớn… thì công việc kế toán sẽ phù hợp với các bạn nữ hơn.
Nên học kiểm toán hay kế toán ở trường nào chất lượng?
Hiện nay có rất nhiều ngôi trường đào tạo ngành nghề kiểm toán và kế toán trên cả nước. Dưới đây là top các trường đại học có chuyên ngành kế toán – kiểm toán tốt nhất tại Hà Nội và TPHCM:
Tại TPHCM:
- Trường đại học Kinh tế Hồ Chí Minh
- Trường đại học Tài chính – Marketing
- Trường đại học Ngân hàng TP.HCM
- Trường đại học Công nghệ TP.HCM
- Trường đại học Tôn Đức Thắng
Tại Hà Nội:
- Trường đại học Ngoại Thương
- Trường đại học Thương mại
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Học viện Tài chính
- Đại học Kinh tế Quốc Dân
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nên học kế toán hay kiểm toán. Nhìn chung đây đều là hai ngành nghề mang đến nhiều cơ hội việc làm với mức lương từ trung bình đến cao. Chúc bạn lựa chọn được ngành học phù hợp nhất với năng lực của bản thân.
Xem thêm: Top các trường đại học đào tạo ngành kế toán, kiểm toán nên theo
Ban biên tập: MAN
Nội dung liên quan
Chuyển giá Tin tức
Chuyển giá Tin tức
Tin tức Chuyển giá
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế