Báo cáo chuyển giá là căn cứ vô cùng quan trọng để các cơ quan quản lý có thể kiểm soát những giao dịch chuyển nhượng, mua bán, vay và cho vay… của các doanh nghiệp. Vậy cụ thể báo cáo chuyển giá là gì và để lập báo cáo cần những hồ sơ, tài liệu gì, quy trình lập báo cáo ra sao? Tất cả sẽ được MAN giải đáp trong bài viết sau đây.

Báo cáo chuyển giá là gì?

Báo cáo chuyển giá còn có thuật ngữ tương đương là “Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết”. Cụ thể, bộ hồ sơ này được lập và trình này bởi những bên giao dịch liên kết để nộp cho các cơ quan quản lý, trong đó sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin xác định giá thị trường khi thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, vay, cho vay, mua bán…

Báo cáo chuyển giá là gì?
Báo cáo chuyển giá còn có thuật ngữ tương đương là “Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết”

Báo cáo chuyển giá bao gồm những hồ sơ gì?

Các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP cần kê khai mẫu đơn theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và nộp thêm Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 03/TNDN. Như vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị các biểu mẫu chứng minh giao dịch liên kết theo quy định như sau:

  • Thông tin về quan hệ và giao dịch liên kết được nêu rõ trong Phụ lục I được ban hành cùng với Nghị định này
  • Hồ sơ quốc gia bao gồm những thông tin được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế liên quan đến giao dịch liên kết, phương pháp và chính sách xác định giá trong giao dịch liên kết căn cứ trên danh mục tài liệu, thông tin mà Phụ lục II quy định
  • Hồ sơ toàn cầu gồm các thông tin liên quan đến phương pháp và chính sách xác định giá giao dịch liên kết, tình hình kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách phân bổ thu nhập cũng như các chức năng, hoạt động thuộc chuỗi giá trị của tập đoàn căn cứ trên danh mục các tài liệu, thông tin mà Phụ lục III quy định

Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia do Công ty mẹ cung cấp theo quy định tại Phụ lục IV và khoản 5 của Điều này

báo cáo chuyển gia gồm những hồ sơ gì
Các tài liệu cần thiết để lập báo cáo chuyển giá theo quy định của Nghị định 20/2017/NĐ-CP

Trường hợp nào doanh nghiệp được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết?

Người nộp thuế là doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai và xác định giá giao dịch liên kết dựa trên Phụ lục I được ban hành cùng với Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ không phải chuẩn bị Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi:

Doanh nghiệp có thực hiện giao dịch liên kết tuy nhiên kỳ tính thuế chỉ ghi nhận tổng doanh thu phát sinh chưa đến 50 tỷ đồng và tổng giá trị toàn bộ các giao dịch liên kết chưa đến 30 tỷ đồng.

Doanh nghiệp đã ký Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế và nộp Báo cáo thường niên căn cứ trên quy định pháp luật về Thỏa thuận đó. Những giao dịch liên kết phát sinh không nằm trong phạm vi áp dụng Thỏa thuận thì doanh nghiệp cần kê khai và xác định giá giao dịch liên kết căn cứ trên Điều 18 Nghị định 132/2020/NĐ-CP

Doanh nghiệp kinh doanh với chức năng đơn giản, các hoạt động khai thác và sử dụng tài sản vô hình không có doanh thu phát sinh, doanh nghiệp có doanh thu chưa đến 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ đi lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp (không tính đến chi phí của hoạt động tài chính và chênh lệch doanh thu) trên doanh thu thuần đối với các lĩnh vực dưới đây:

  • Phân phối: >= 5%
  • Sản xuất: >= 10%
  • Gia công: >= 15%

Trong đó:

  • Nếu doanh nghiệp hạch toán chi phí, doanh thu của từng lĩnh vực riêng thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ đi lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) trên doanh thu thuần đối với từng lĩnh vực cụ thể.
  • Nếu doanh nghiệp hạch toán doanh thu riêng nhưng không hạch toán chi phí cụ thể của từng lĩnh vực riêng thì chi phí sẽ được phân bổ dựa trên tỷ lệ doanh thu mà từng lĩnh vực thu được. Từ đó áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ lãi vay và thuế TNDN trên doanh thu thuần của từng lĩnh vực.
  • Nếu doanh nghiệp không hạch toán riêng được cả chi phí và doanh thu trong từng lĩnh vực cụ thể thì tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ đi lãi vay và thuế TNDN trên doanh thu thuần sẽ được áp dụng đối với lĩnh vực ghi nhận tỷ suất cao nhất.

Lưu ý: Đối với những doanh nghiệp không phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết thì doanh nghiệp cần căn cứ trên khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP để tìm ra khoản lãi vay được trừ khi xác định thu nhập mà doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết phải nộp thuế TNDN

Trường hợp nào DN được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết?
Có một số doanh nghiệp được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Xem thêm: Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Yêu cầu khi kiểm toán BCTC

Các quy định về lập báo cáo chuyển giá

Có một số quy định về việc lập báo cáo chuyển giá hay hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết mà doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Báo cáo cần được lập trước kỳ kê khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hàng năm. Sau đó doanh nghiệp cần lưu trữ và xuất trình nếu có yêu cầu từ Cơ quan thuế. Nếu có đợt thanh kiểm tra của Cơ quan thuế thì doanh nghiệp cần nộp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết căn cứ theo Luật Thanh tra (tính từ thời điểm được Cơ quan thuế yêu cầu cung cấp).
  • Các chứng từ, tài liệu cùng hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được doanh nghiệp nộp cho Cơ quan thuế phải tuân theo quy định về luật quản lý thuế. doanh nghiệp cần chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của toàn bộ các tài liệu, chứng từ, dữ liệu được sử dụng trong so sánh, phân tích và xác định giá giao dịch liên kết. Nếu dữ liệu của các đối tượng so sánh độc lập được trình bày dưới dạng số liệu kế toán thì doanh nghiệp cần lưu trữ, cung cấp dữ liệu theo định dạng bảng tính bằng bản mềm cho Cơ quan thuế.
  • Những tài liệu, thông tin có trong Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết cần đảm bảo sự chính xác, đầy đủ. doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ các thông tin mà mình cung cấp khi nhận được yêu cầu của Cơ quan thuế trước khi thanh kiểm tra theo Điều 20 Nghị định này.
  • Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết phải được nộp trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc (tính từ thời điểm doanh nghiệp tiếp nhận văn bản yêu cầu do Cơ quan thuế gửi). Trong trường hợp doanh nghiệp không có lý do chính đáng, Hồ sơ sẽ được gia hạn nộp 01 lần không quá 15 ngày làm việc (tính từ ngày hết thời hạn).
  • Công ty kinh doanh làm thủ tục về thuế, công ty kiểm toán độc lập đóng vai trò đại diện cho doanh nghiệp nộp thuế lập báo cáo chuyển giá cần tuân thủ đầy đủ quy định về quản lý thuế tại Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Các quy định về lập báo cáo chuyển giá
Một số quy định quan trọng về việc lập báo cáo giao dịch liên kết

Quy trình thực hiện lập báo cáo chuyển giá

man.net.vn chia sẻ quy trình lập báo cáo của MAN đã làm trước đó

Xem thêm: Kế toán Thuế là gì? các công việc và phương pháp thực hiện

Cơ sở dữ liệu sử dụng trong báo cáo chuyển giá

Cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng để kê khai và lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bao gồm:

  1. a) Cơ sở dữ liệu (CSDL) thương mại gồm số liệu, thông tin kinh tế, tài chính được các đơn vị kinh doanh dữ liệu tập hợp, lưu trữ, chuẩn hóa và cung cấp thông qua các phần mềm, ứng dụng, công cụ… để người dùng có thể truy cập, tìm kiếm và sử dụng các dữ liệu kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp trong và ngoài nước dựa trên khu vực địa lý, ngành nghề sản xuất kinh doanh hoặc những tiêu chí tìm kiếm khác nhằm đáp ứng nhu cầu so sánh và xác định đối tượng tương đồng khi kiểm soát giá giao dịch liên kết.
  2. b) Dữ liệu doanh nghiệp được công khai trên thị trường chứng khoán
  3. c) Dữ liệu được các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước công bố
  4. d) Thông tin được công bố bởi các cơ quan bộ, ngành Việt Nam hay những nguồn tin chính thống khác

Cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng để kiểm soát giá giao dịch liên kết và lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của Cơ quan thuế:

  1. a) Cơ sở dữ liệu (CSDL) của doanh nghiệp nộp thuế
  2. b) Dữ liệu, thông tin thu thập được từ các Cơ quan thuế đối tác tại các quốc gia đã ký Hiệp định thuế với Việt Nam
  3. c) Thông tin được cung cấp cho Cơ quan thuế bởi các bộ, ngành trong nước
  4. d) CSDL của Cơ quan thuế về vấn đề quản lý rủi ro

Trong đó:

  • “CSDL của Cơ quan thuế” được hiểu là những dữ liệu, thông tin được Cơ quan thuế thu thập từ nhiều nguồn và quản lý theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, kể cả các CSDL và thông tin thu thập được từ những cơ quan có thẩm quyền và cơ quan thuế tại các quốc gia khác.
  • Lựa chọn, phân tích đối tượng so sánh độc lập nhằm xác định khoảng giao dịch độc lập dựa trên các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết và những nguyên tắc về phân tích, so sánh tại Nghị định này. Các dữ liệu so sánh được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên như sau:
  1. a) Đối tượng so sánh nội bộ của doanh nghiệp nộp thuế
  2. b) Đối tượng so sánh cư trú tại cùng lãnh thổ, quốc gia với doanh nghiệp nộp thuế

c) Đối tượng tại các quốc gia trong cùng khu vực có trình độ phát triển kinh tế và điều kiện ngành tương đương

CSDL dùng để kiểm soát giá giao dịch liên kết và lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của Cơ quan thuế:
Cơ sở dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lập báo cáo giao dịch liên kết

Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết khi lập báo cáo chuyển giá

Phương pháp so sánh và xác định giá giao dịch liên kết (nói ngắn gọn là “phương pháp xác định giá giao dịch liên kết) cần đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc giao dịch độc lập, chức năng của doanh nghiệp nộp thuế và bản chất giao dịch trên căn cứ áp dụng thống nhất trong toàn bộ giai đoạn và chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Các đối tượng so sánh độc lập có căn cứ dữ liệu tài chính được chọn lọc dựa trên các nguyên tắc so sánh, phân tích tại Điều 6, 7, 8, 9, 10 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được phân loại dựa trên đặc điểm của giao dịch liên kết và bao gồm:

Phương pháp đối chiếu giá giao dịch liên kết và giá giao dịch độc lập

Phương pháp đối chiếu giá giao dịch liên kết và giá giao dịch độc lập (gọi tắt là “phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập”) được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

  • Doanh nghiệp nộp thuế tiến hành giao dịch liên kết với từng loại tài sản hữu hình, hàng hóa, dịch vụ được công khai giá trên các sàn giao dịch trong nước, quốc tế hoặc có điều kiện lưu thông phổ biến trên thị trường
  • Giao dịch thanh toán chi phí bản quyền khi sử dụng tài sản vô hình
  • Giao dịch trả chi phí lãi vay khi tham gia các hoạt động vay và cho vay
  • Doanh nghiệp nộp thuế tiến hành cả giao dịch liên kết và giao dịch độc lập với các sản phẩm tương đương nhau về điều kiện hợp đồng hoặc đặc tính sản phẩm
Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết khi lập báo cáo chuyển giá
Phương pháp đối chiếu giá giao dịch liên kết và giá giao dịch độc lập

Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nộp thuế và tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập

Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết này được áp dụng khi:

  • Doanh nghiệp nộp thuế không có thông tin và CSDL để vận dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập
  • Doanh nghiệp nộp thuế không thể đối chiếu giao dịch theo sản phẩm căn cứ trên từng giao dịch với mỗi sản phẩm tương đương. Các giao dịch được thực hiện được gộp chung với nhau để phù hợp với thực tiễn, bản chất kinh doanh. Đồng thời giúp lựa chọn tỷ suất lợi nhuận phù hợp của các đối tượng so sánh độc lập
  • Doanh nghiệp nộp thuế không có quyền tự chủ với tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Doanh nghiệp nộp thuế không tham gia các giao dịch liên kết theo Điều 15 Nghị định này

Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết

Phương pháp này được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

  1. a) Doanh nghiệp nộp thuế tham gia thực hiện giao dịch liên kết, được tích hợp trong tập đoàn, quá trình phát triển sản phẩm mới, vận dụng công nghệ độc quyền, tham gia chuỗi giá trị giao dịch độc quyền hoặc hoạt động phát triển, sử dụng tài sản vô hình độc quyền, thiếu căn cứ xác định giá được áp dụng giữa các bên liên kết hoặc đó là những giao dịch tài chính phức tạp, chặt chẽ, thực hiện cùng lúc…

Doanh nghiệp nộp thuế thực hiện các giao dịch kinh tế số nên thiếu căn cứ xác định giá áp dụng giữa các bên liên kết; hoặc doanh nghiệp nộp thuế tham gia vào hoạt động tạo giá trị tăng thêm từ hợp lực trong tập đoàn

Doanh nghiệp nộp thuế có quyền tự chủ đối với tất cả hoạt động sản xuất, kinh doanh và không thuộc phạm vi áp dụng tại khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 14 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến báo cáo chuyển giá. Nếu cần được tư vấn về việc lập hồ sơ giao dịch liên kết, doanh nghiệp có thể liên hệ với MAN theo hotline +84 (0) 903 963 163. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và báo giá dịch vụ lập báo cáo chuyển giá hợp lý cho mọi khách hàng.

Tìm hiểu thêm: Chuyển giá tại Việt Nam: Thực trạng, giải pháp và Nghị định 132

Ban biên tập: Man.net.vn

5/5 - (2 bình chọn)
Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ !!