Chuyển giá ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đã được hình thành từ sự mở cửa nền kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa. Trên thực tế, đây hoàn toàn không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, việc quản lý chuyển giá ra sao để không gây thất thoát nguồn thuế cho nhà nước cũng là bài toán vô cùng nan giải. Trong bài viết sau đây, MAN sẽ nêu lên những thực trạng về chuyển giá, các giải pháp khắc phục cũng như những quy định về chuyển giá.
Thực trạng và một số giải pháp kiểm soát chuyển giá
Tình hình chuyển giá ở Việt Nam của những năm gần đây
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều quy định và chính sách thuận lợi để thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Đây là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế, xã hội của cả nước. Mặc dù vậy, các công ty, doanh nghiệp nước ngoài lại đang có dấu hiệu trục lợi từ hoạt động chuyển giá để kê khai thua lỗ, làm thất thoát nguồn thu trong ngân sách của nhà nước.
Trong năm 2020, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam báo lỗ là 14.108 doanh nghiệp, tức là chiếm đến 56% tổng số doanh nghiệp FDI. Trong đó có không ít doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh nhưng vẫn kê khai thua lỗ. Tổng mức thua lỗ của các doanh nghiệp FDI năm 2020 lên tới 151.064 tỷ đồng.
Trong đó nổi bật là hai công ty Airpay và Shopee, với doanh thu lần lượt là 4.555 tỷ đồng và 2.329 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm ngành viễn thông và phần mềm. Trong năm 2020, hai doanh nghiệp đã chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ, đạt 2.964 tỷ đồng. Tuy nhiên cả 2 công ty này vẫn báo lỗ nên nguồn thu ngân sách nhà nước còn thấp, với Shopee đạt 67 tỷ đồng và Airpay đạt 48 tỷ đồng.
Nghịch lý nằm ở chỗ, dù kê khai thua lỗ trên báo cáo tài chính năm 2020 nhưng các doanh nghiệp FDI vẫn có tổng tài sản tăng 8.1% so với năm trước đó, đạt khoảng 2.91 triệu tỷ đồng.
Mặt khác, số thu nộp ngân sách nhà nước nội địa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2020 cũng giảm tới 6.111 tỷ đồng so với năm 2019, chỉ đạt 206.088 tỷ đồng.
Bạn có thể xem thêm: Tổng cục Thuế trả lời về giao dịch liên kết
Một số giải pháp chống chuyển giá tại Việt Nam
Để chống tình trạng chuyển giá ở Việt Nam, một số giải pháp và quy định về chuyển giá đã được nêu lên và thực hiện:
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến chống chuyển giá, tiến đến ban hành bộ luật riêng về chống chuyển giá
- Thắt chặt các ưu đãi về thuế, hạn chế áp dụng các chính sách xã hội trong ưu đãi thuế
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về các cá nhân và doanh nghiệp nộp thuế để giám sát chặt chẽ các biến động về doanh thu của doanh nghiệp
- Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng đã được Tổng cục Thuế lập nên cùng lực lượng thanh tra giá chuyển nhượng tại 4 Cục thuế ở TPHCM, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương chuyên làm nhiệm vụ chống chuyển giá
- Cơ quan thuế Việt Nam đã được phép áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về xác định giá (APA) từ ngày 01/07/2013
- Các cơ quan chức năng và Chính phủ cần thu hẹp sự chênh lệch về ưu đãi thuế giữa các địa phương, vùng miền, lĩnh vực và ngành nghề
- Tăng cường thanh kiểm tra giá chuyển giao đối với những doanh nghiệp, ngành nghề có nhiều nguy cơ trục lợi từ hành vi chuyển giá
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống dữ liệu về các doanh nghiệp FDI
- Chú trọng việc đào tạo và nâng cao chất lượng cho nguồn lực ngành thuế
Xem thêm: Thế nào là giao dịch liên kết? Quy định mới về giao dịch liên kết 2024
Những khó khăn trong việc quản lý hoạt động chuyển giá
Những khó khăn khách quan
- Thách thức đầu tiên đặt ra đối với Việt Nam đó là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp. Vì vậy mà cơ sở vật chất – kỹ thuật dành cho quản lý nhà nước còn yếu kém, lạc hậu. Điều này gây ra trở ngại lớn đối với việc tạo ra các quy định chuyển giá, thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác chống chuyển giá.
- Hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa đã khiến cho số lượng các doanh nghiệp FDI tăng chóng mặt. Các hành vi chuyển giá cũng ngày càng phổ biến và được thực hiện một cách tinh vi hơn.
- Trong bối cảnh giao dịch quốc tế vô cùng phức tạp và đa dạng, việc thu thập đầy đủ thông tin để xác định giá chuyển nhượng là vô cùng khó khăn.
- Hành vi chuyển giá thường được thực hiện bởi những công ty đa quốc gia. Các công ty này có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, đội ngũ chuyên gia tư vấn trình độ cao và dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn chiến lược chuyển giá.
Vướng mắc trong quản lý
Ngoài những lý do khách quan, việc kiểm soát chống chuyển giá tại Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc trong khâu quản lý:
- Các cơ sở pháp luật về chống chuyển giá ở nước ta chưa thực sự hoàn thiện và chặt chẽ
- Cơ quan thuế vẫn chưa được chuyển giao thẩm quyền để thanh kiểm tra về thuế
- Chưa có hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ, chuẩn xác và cập nhật về người nộp thuế
- Chưa có quy định rõ ràng về cơ chế đinh dạng theo phong cách APA
Xem ngay: Báo cáo chuyển giá là gì? Hồ sơ, quy trình lập báo cáo chuyển giá
Các quy định về chuyển giá ở Việt Nam doanh nghiệp cần nắm rõ
Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quá trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp có chuyển giá (giao dịch liên kết) áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN năm 2020.
Nghị định 132 quy định trình tự, phương pháp, nguyên tắc xác định các yếu tố hình thành giá chuyển giá; Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc xác định giá chuyển giá, thủ tục kê khai; Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Chuyển giá thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định là những giao dịch bán, mua, trao đổi, cho thuê, thuê, cho mượn, mượn, chuyển nhượng, chuyển giao hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Các khoản cho vay, vay, dịch vụ tài chính, tài chính; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển nhượng, chuyển nhượng, tài sản hữu hình, vô hình và các thỏa thuận mua và bán, sử dụng các nguồn lực chung như tài sản, vốn, nguồn lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên liên quan, ngoại trừ giao dịch kinh doanh cho hàng hóa và dịch vụ được chính phủ điều chỉnh theo quy định của luật giá.
Về nguyên tắc, doanh nghiệp có chuyển giá loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ chuyển giá tác động để kê khai, chi phối, xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch chuyển giá tương đương với các giao dịch độc lập có cùng một điều kiện như nhau.
Các cơ quan thuế kiểm tra, quản lý và thanh tra giá chuyển giá của doanh nghiệp theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất hoạt động, giao dịch liên kết quyết định nghĩa vụ thuế tương ứng giá trị tạo ra từ hoạt động sản xuất, bản chất giao dịch, kinh doanh của doanh nghiệp, không công nhận các hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp không theo nguyên tắc giao dịch độc lập làm giảm đi nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá để xác định đúng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp quy định trong Nghị định này.
Tình trạng chuyển giá tại Việt Nam có thể gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Vì vậy Nghị định 132 về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đóng vai trò vô cùng quan trọng để làm căn cứ chống lại các hành vi chuyển giá gian lận thuế của khối doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.
Ban biên tập: MAN.NET.VN
Nội dung liên quan
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức