Quy định về work permit cho người nước ngoài là một vấn đề khá khó khăn với người nước ngoài tại Việt Nam do bất đồng về ngôn ngữ và pháp luật. Nhằm giảm thiểu sự khó khăn cho các bạn, MAN – Master Accountant Network xin giới thiệu một số thông tin về xin giấy phép work permit hợp pháp một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất.
Tổng quan về work permit cho người nước ngoài
Work permit với tên gọi tiếng việt là giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại đất nước Việt Nam. Đây là văn bản được cấp bởi Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp phép cho những cá nhân người nước ngoài có thể làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam một cách hợp pháp. Work permit thường có thời hạn là 2 năm và giấy phép có thể được cấp lại hoặc gia hạn.
Vai trò, lợi ích của work permit đối với người nước ngoài:
- Khi có giấy phép lao động, người nước ngoài được lưu trú tại Việt Nam 2 năm, hết thời hạn 2 năm người nước ngoài có thể gia hạn giấy phép lao động như lần đầu;
- Muốn được hưởng mọi quyền lợi trong thời gian lưu trú, người nước ngoài phải xin thẻ tạm trú và chỉ sau khi có thẻ tạm trú mới được thay thế cho visa khi người nước ngoài có việc làm rời khỏi Việt Nam;
- Về mặt pháp lý, giấy phép lao động được hiểu là một phương thức bảo vệ người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam, hay nói cách khác, đó là hợp đồng lao động sẽ chi phối và bảo vệ mọi quyền lợi của người lao động nước ngoài;
- Trên thực tế, vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa chấp hành các quy định trong hợp đồng lao động. Ví dụ, các công ty Việt Nam cho phép người lao động nước ngoài nghỉ trước thời hạn quy định trong hợp đồng lao động, hoặc trả cho họ mức lương không đúng với cam kết ban đầu… Đối với work permit sẽ là một cứu cánh cho lao động người nước ngoài.
Quy định về Work Permit cho người nước ngoài mới nhất hiện nay
Căn cứ pháp luật về cấp work permit cho người nước ngoài gồm:
- Theo bộ luật lao động vào năm 2012;
- Thông tư 09/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 3 năm 1998 do Bộ Lao động Thương binh Xã hội hướng dẫn thực hiện quy trình cấp giấy phép lao động work permit cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 do Chính phủ quy định và hướng dẫn chi tiết cách thi hành Bộ luật lao động về việc quản lý lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam;
- Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2005 bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP;
- Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh xã hội ngày 10 tháng 3 năm 2004 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003;
- Thông tư số 24/2005/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh xã hội ngày 26 tháng 9 năm 2005 về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH;
- Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động;
- Quyết định số 54/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 4 tháng 8 năm 2005.
Điều kiện để làm giấy phép lao động người nước ngoài
Để được cấp giấy phép lao động, người nộp đơn phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Từ 18 tuổi trở lên;
- Có đủ sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu công việc;
- Một nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia có kỹ năng kỹ thuật và kiến thức cần thiết cho công việc;
- Hiện chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tiền án ở Việt Nam, nước ngoài hoặc chưa có tiền án, tiền sự.
Những điều kiện mà lao động nước ngoài cần có khi muốn làm work permit:
- Trong khoảng thời gian làm work permit, visa Việt Nam của người nước ngoài phải còn thời hạn sử dụng;
- Cần có sự bảo lãnh từ công ty, tổ chức làm việc tại Việt Nam. Có nghĩa là họ đang làm ở một vị trí bất kỳ tại một công ty Việt Nam hoặc công ty của nước ngoài có chi nhánh, trụ sở tại Việt Nam;
- Phải có xác nhận làm việc từ 6 tháng đến 1 năm tại vị trí ở một công ty;
- Giấy phép lao động của người nước ngoài phải có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc bất kỳ bằng cấp tương đương với lĩnh vực, vị trí lao động đang làm việc.
Các trường hợp được miễn work permit
Những cá nhân lao động nước ngoài sau đây sẽ được miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài:
- Lao động nước ngoài là thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn (giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên);
- Là chủ tịch hoặc thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần có vốn góp từ 3 tỷ đồng Việt Nam trở lên;
- Dịch chuyển nội bộ doanh nghiệp trong 11 ngành dịch vụ trong lộ trình cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO;
- Đến Việt Nam với tư cách là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động có tay nghề cao với thời gian làm việc không quá 30 ngày và không quá 03 lần trong năm;
- Học sinh, sinh viên các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập tại các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam; thực tập sinh trên tàu biển Việt Nam;
- Là người trực tiếp chịu trách nhiệm thiết lập sự hiện diện của doanh nghiệp;
- Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam.
Quy định về mức phạt đối với người nước ngoài không có Work Permit
Căn cứ theo Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi điều 22, Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với cả người sử lao động và khi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc không giấy xác nhận miễn giấy phép lao động như sau:
Những mức phạt đối với lao động là người nước ngoài:
Nhà nước Việt Nam có thể trục xuất người lao động làm việc tại Việt Nam nếu có một trong số các hành vi sau đây:
- Khi người lao động nước ngoài sử dụng work permit đã hết hạn.
- Làm việc tại Việt Nam nhưng lại không có work permit theo quy định của pháp luật (trừ những trường hợp được miễn xin giấy phép lao động).
Những mức phạt hành chính đối với người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động hoặc xác nhận không phải xin giấy phép lao động. Do đó, khi doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này về việc xin cấp work permit lao động cho người nước ngoài thì người sử dụng lao động nước ngoài sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Người sử dụng lao động không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo về việc sử dụng người lao động nước ngoài nhưng không bảo đảm các điều kiện về nội dung và thời hạn theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
– Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc không có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được cấp giấy phép lao động. Phạt hành chính người sử dụng lao động làm việc tại Việt Nam hoặc thuê người lao động nước ngoài có giấy phép hết hạn theo các mức sau:
- Với vi phạm 1 đến 10 người: Phạt từ 30 đến 45 triệu đồng;
- Với vi phạm 11 đến 20 người: Phạt từ 45 đến 60 triệu đồng;
- Với vi phạm 21 người lao động trở lên: Phạt từ 60 đến 75 triệu đồng;
- Hình thức phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh của người sử dụng lao động vi phạm quy định tại Nghị định này từ 1 đến 3 tháng.
Những trường hợp người nước ngoài bị thu hồi work permit
Một số trường hợp work permit của người nước ngoài bị thu hồi:
- Work permit hết hiệu lực;
- Work permit hết hạn;
- Người lao động nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động;
- Nội dung trong work permit khác với nội dung trên hợp đồng lao động;
- Người lao động nước ngoài làm việc không đúng với nội dung của work permit;
- Hợp đồng tại các cơ sở có giấy phép work permit hết hạn hoặc chấm dứt;
- Trường hợp có văn bản thông báo từ phía nước ngoài thôi không cử đối tượng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Người lao động hoặc người sử dụng lao động là người nước ngoài không thực hiện đúng theo quy định;
- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không tuân thủ pháp luật Việt Nam, ảnh hưởng tới trật tự, an ninh và an toàn xã hội.
Những công việc người nước ngoài được ưu tiên cấp giấy phép lao động
Các vị trí phổ biến sau đây người lao động nước ngoài sẽ được ưu tiên cấp giấy phép lao động tại Việt Nam:
- Giám đốc điều hành;
- Nhà quản lý;
- Lao động kỹ thuật;
- Chuyên gia.
Đây là một trong những công việc mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng đủ nên cần nguồn lực cung cấp từ nước ngoài.
Quy trình và thủ tục làm Work Permit cho người nước ngoài
Sau đây là các quy trình và thủ tục xin cấp work permit tại Việt Nam mà người lao động hoặc người sử dụng lao động là người nước ngoài cần phải chú ý:
Bước 1: Xin được phê duyệt nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài
Trước ngày người lao động nước ngoài chuẩn bị sang Việt Nam làm việc 30 ngày, công ty sử dụng lao động phải tiến hành nộp hồ sơ đề nghị được chấp thuận về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
Phía công ty sử dụng lao động cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
- Sử dụng mẫu số 01/PLI: Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài. (Mẫu số 01/PLI) hoặc sử dụng mẫu số 02/PLI khi thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
- Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh của công ty sử dụng lao động người nước ngoài.
- Thư ủy quyền với trường hợp người nộp hồ sơ xin không phải là người đại diện của công ty.
Tất cả các giấy tờ trên sẽ được nộp đến bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc UBND cấp tỉnh (nơi người lao động nước ngoài sẽ làm việc).
Thời hạn giải quyết hồ sơ là 15 ngày làm việc đối với trường hợp nộp trực tiếp và 12 ngày khi nộp trực tuyến.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Người sử dụng lao động cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp work permit tại Việt Nam;
- Giấy khám sức khỏe được cấp tại Việt Nam hoặc giấy khám tại nước ngoài được hợp pháp hóa kèm theo bản dịch tiếng việt có chứng thực. Giấy khám được cấp 1 năm trở lại;
- Giấy kiểm tra của cảnh sát Việt Nam hoặc séc cảnh sát hợp pháp hóa khi được phát hành ở nước ngoài kèm theo bản dịch tiếng việt đã chứng thực. Séc cảnh sát cần có hạn sử dụng 6 tháng;
- Bản sao hộ chiếu đã công chứng;
- Thư phê duyệt đã xin ở bước 1;
- 2 ảnh chân dung 4 x 6;
- Bản sao giấy hợp pháp hóa chứng minh người lao động nước ngoài đủ điều kiện để làm việc có kèm bản dịch tiếng việt có chứng thực.
Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp work permit
Trước ngày người lao động nước ngoài chuẩn bị làm việc tại Việt Nam ít nhất 15 ngày, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nộp hồ sơ đã chuẩn bị ở bước 2 cho Sở Lao động Thương Binh và Xã hội hoặc bộ Lao động Thương Binh và Xã hội tại tỉnh mà người nước ngoài sẽ làm việc.
Bước 4: Nhận kết quả xin giấy phép lao động
Người sử dụng lao động sẽ nhận giấy phép lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
Tại sao chọn dịch vụ làm Work Permit cho người nước ngoài tại MAN
Để xin giấy phép lao động work permit cần phải có nhiều tài liệu vì vậy nơi cung cấp dịch vụ phải có nhiều kinh nghiệm. Nếu trường hợp nơi cung cấp dịch vụ xin giấy phép lao động không có nhiều kinh nghiệm bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu vì phía công ty sẽ yêu cầu giấy tờ nhiều lần, thực hiện nhiều bước gây mất thời gian. Thậm chí là trường hợp xấu nhất hồ sơ của bạn có thể bị đánh rớt và trả về.
Vì vậy, để hạn chế những trường hợp xin giấy phép không thành công, bạn nên chọn công ty dịch vụ cung cấp trọn gói, có cam kết về thời gian. Một trong những công ty mà bạn có thể xem xét lựa chọn khi có nhu cầu xin work permit là MAN – Master Accountant Network. Vì theo đánh giá khách quan của khách hàng, công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong vấn đề xin giấy phép lao động cho người nước ngoài và có tỷ lệ thành công cao khi nộp hồ sơ xin giấy phép.
Trên đây là toàn bộ thông tin về quy định về work permit cho người nước ngoài. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu xin giấy phép hãy liên hệ ngay với MAN. Dịch vụ của chúng tôi chắc chắn sẽ không làm các bạn thất vọng.
Ban biên tập: Man.net.vn
Nội dung liên quan
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức
Tin tức