Chi phí làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam được Nhà nước quy định ra sao là vấn đề được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đang ngày càng tăng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam thì cũng có một số điều kiện, chi phí đặt ra đối với người lao động và doanh nghiệp. Cùng MAN tìm cụ thể hơn trong bài viết sau đây nhé.

Chi phí làm giấy phép lao động cho người nước ngoài là gì?

Giấy phép lao động (GPLĐ) tiếng Anh được gọi là “work permit”. Nếu muốn làm việc hợp pháp tại lãnh thổ Việt Nam thì người lao động nước ngoài cần làm thủ tục xin cấp GPLĐ. Ngoài ra, giấy phép lao động cũng là căn cứ để người lao động nước ngoài được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.

Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư số 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp giấy GPLĐ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là khoản lệ phí nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để người nước ngoài được cấp giấy phép lao động làm việc tại các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

Giấy phép lao động (GPLĐ) trong tiếng Anh còn gọi là “work permit”
Giấy phép lao động (GPLĐ) trong tiếng Anh còn gọi là “work permit”

Quy định về giấy phép lao động cho người nước ngoài

Sau đây là một số quy định về giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam:

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, tính đến ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài, nhà tuyển dụng phải nộp cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
  • Giấy phép lao động có thời hạn sử dụng tối đa là 2 năm.
  • Khi giấy phép lao động hết thời hạn, người lao động nước ngoài cần thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép lao động. Thời gian gia hạn tối đa là 2 năm và số lần gia hạn là 1 lần.
  • Trong những trường hợp sau đây, giấy phép lao động sẽ được coi là không còn hiệu lực sử dụng mặc dù vẫn còn thời hạn sử dụng:
    • Chấm dứt hợp đồng lao động
    • Bị thu hồi giấy phép lao động
    • Thông tin trong giấy phép lao động và hợp đồng lao động không trùng khớp
    • Thực tế làm việc của người lao động không giống với thông tin trên GPLĐ
    • Hợp đồng hết thời hạn hoặc chấm dứt hợp đồng trong các lĩnh vực là căn cứ phát sinh giấy phép lao động
    • Phía nước ngoài gửi văn bản thông báo về việc ngừng gửi lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam
    • Đối tác, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc nước ngoài sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam đã ngừng hoạt động.
Quy định về giấy phép lao động cho người nước ngoài
Một số quy định về chi phí làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Điều kiện để người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

Để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam, người lao động nước ngoài cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Người đủ từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
  • Có tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc đáp ứng yêu cầu công việc
  • Có giấy chứng nhận sức khỏe đúng quy định được Bộ Y tế ban hành
  • Không thuộc diện chưa được xóa án tích, đang chấp hành hình phạt, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ trên quy định của pháp luật Việt Nam hoặc nước ngoài
  • Có phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy xác nhận không tiền án tiền sự
  • Được doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam bảo lãnh
  • Có hợp đồng lao động với thời hạn không vượt quá thời hạn cho phép của giấy phép lao động
  • Có văn bản chấp thuận về việc sử dụng lao động nước ngoài được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Điều kiện để người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam
Điều kiện để người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

Những đối tượng người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

Những người lao động nước ngoài được cấp giấy phép làm việc tại Việt Nam thuộc các trường hợp sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động
  • Di chuyển trong nội bộ công ty
  • Thực hiện các thỏa thuận, hợp đồng trong các lĩnh vực y tế, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục, thể thao, văn hóa, khoa học kỹ thuật, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, thương mại và kinh tế.
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng
  • Chào bán dịch vụ
  • Làm việc tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
  • Tình nguyện viên
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại
  • Lao động kỹ thuật, chuyên gia, giám đốc điều hành, nhà quản lý
  • Tham gia thực hiện các dự án, gói thầu tại Việt Nam
  • Thân nhân của thành viên thuộc cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc hợp pháp ở Việt Nam căn cứ trên điều ước quốc tế mà Việt Nam làm thành viên
Những đối tượng người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam
Những đối tượng người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

Chi phí làm giấy phép lao động cho người nước ngoài

Căn cứ trên Quyết định mới nhất số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021, nếu người nước ngoài được cấp giấy phép lao động bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì sẽ không phải đóng lệ phí.

Nếu người nước ngoài được cấp giấy phép lao động bởi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì người sử dụng lao động sẽ phải đóng lệ phí.

Điều 3 của Thông tư số 85/2019/TT-BTC đã nêu rõ, lệ phí cấp GPLĐ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nằm trong danh mục các khoản lệ phí chịu sự quản lý của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Như vậy, tùy từng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố mà mức thu lệ phí cấp giấy phép lao động sẽ được quy định khác nhau. Cụ thể, mức thu đối với từng địa phương như sau:

STT Tỉnh, thành phố Mức lệ phí (đồng) Căn cứ pháp lý
1 An Giang 600.000 Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND
2 Bà Rịa – Vũng Tàu 600.000 Nghị quyết 63/2016/NQ-HĐND
3 Bắc Giang 600.000 Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND
4 Bắc Kạn 600.000 Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND
5 Bạc Liêu 400.000 Nghị quyết 08/2020/NQ-HĐND
6 Bắc Ninh 600.000 Nghị quyết 80/2017/NQ-HĐND
7 Bến Tre 600.000 Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND
8 Bình Định 400.000 Nghị quyết 34/2016/NQ-HĐND
9 Bình Dương 600.000 Nghị quyết 72/2016/NQ-HĐND
10 Bình Phước 600.000 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐND
11 Bình Thuận 600.000 Nghị quyết 46/2018/NQ-HĐND
12 Cà Mau 600.000 Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐND
13 Cần Thơ 600.000 Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND
14 Cao Bằng 600.000 Nghị quyết 79/2016/NQ-HĐND
15 Đà Nẵng 600.000 Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND
16 Đắk Lắk 1.000.000 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND
17 Đắk Nông 500.000 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND
18 Điện Biên 500.000 Nghị quyết 21/2020/NQ-HĐND
19 Đồng Nai 600.000 Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND
20 Đồng Tháp 600.000 Nghị quyết 52/2021/NQ-HĐND
21 Gia Lai 400.000 Nghị quyết 47/2016/NQ-HĐND
22 Hà Giang 600.000 Nghị quyết 77/2017/NQ-HĐND
23 Hà Nam 600.000 Nghị quyết 18/2020/NQ-HĐND
24 Hà Nội 400.000 Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND
25 Hà Tĩnh 480.000 Nghị quyết 253/2020/NQ-HĐND
26 Hải Dương 600.000 Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND
27 Hải Phòng 600.000 Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND
28 Hậu Giang 600.000 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND
29 Hòa Bình 600.000 Nghị quyết 227/2020/NQ-HĐND
30 TP Hồ Chí Minh 600.000 Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND
31 Hưng Yên 600.000 Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND
32 Khánh Hòa 600.000 Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND
33 Kiên Giang 600.000 Nghị quyết 144/2018/NQ-HĐND
34 Kon Tum 600.000 Nghị quyết 28/2020/NQ-HĐND
35 Lai Châu 400.000 Nghị quyết 42/2021/NQ-HĐND
36 Lâm Đồng 1.000.000 Nghị quyết 183/2020/NQ-HĐND
37 Lạng Sơn 600.000 Nghị quyết 45/2017/NQ-HĐND
38 Lào Cai 500.000 Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND
39 Long An 600.000 Nghị quyết 11/2020/NQ-HĐND
40 Nam Định 600.000 Nghị quyết 54/2017/NQ-HĐND
41 Nghệ An 600.000 Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND
42 Ninh Bình 600.000 Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND
43 Ninh Thuận 400.000 Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND
44 Phú Thọ 600.000 Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND
45 Phú Yên 600.000 Nghị quyết 27/2017/NQ-HĐND
46 Quảng Bình 600.000 Nghị quyết 07/2016/NQ-HĐND
47 Quảng Nam 600.000 Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND
48 Quảng Ngãi 600.000 Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND
49 Quảng Ninh 480.000 Nghị quyết 62/2017/NQ-HĐND
50 Quảng Trị 500.000 Nghị quyết 30/2016/NQ-HĐND
51 Sóc Trăng 600.000 Nghị quyết 92/2016/NQ-HĐND
52 Sơn La 600.000 Nghị quyết 135/2020/NQ-HĐND
53 Tây Ninh 600.000 Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND
54 Thái Bình 460.000 Nghị quyết 50/2016/NQ-HĐND
55 Thái Nguyên 600.000 Nghị quyết 49/2016/NQ-HĐND
56 Thanh Hóa 500.000 Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND
57 Thừa Thiên Huế 600.000 Nghị quyết 26/2017/NQ-HĐND
58 Tiền Giang 600.000 Nghị quyết 28/2020/NQ-HĐND
59 Trà Vinh 600.000 Nghị quyết 34/2017/NQ-HĐND
60 Tuyên Quang 600.000 Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND
61 Vĩnh Long 400.000 Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND
62 Vĩnh Phúc 600.000 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND
63 Yên Bái 600.000 Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND

Vậy ai phải nộp chi phí làm giấy phép lao động cho người nước ngoài? Căn cứ tại Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH và Điều 11 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện thủ tục xin cấp GPLĐ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Do đó, người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm nộp lệ phí cấp GPLĐ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Chi phí làm giấy phép lao động cho người nước ngoài mới nhất tại 63 tỉnh thành
Chi phí làm giấy phép lao động cho người nước ngoài mới nhất tại 63 tỉnh thành

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Xin chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Trước ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài tối thiểu 30 ngày, người sử dụng lao động (không bao gồm nhà thầu) cần nộp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:

  • Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài (Mẫu số 01/PLI Phụ lục 01 ban hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP)
  • Giấy giới thiệu/Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ

Trong thời gian 10 ngày tính từ ngày tiếp nhận Báo cáo giải trình hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của người sử dụng lao động.

Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp GPLĐ cho người nước ngoài

Trước ngày làm việc dự kiến của lao động nước ngoài tối thiểu 15 ngày, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ xin cấp GPLĐ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài sẽ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp GPLĐ (Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP)
  • Giấy khám sức khỏe hoặc Giấy chứng nhận sức khỏe của người nước ngoài, được cấp bởi tổ chức, cơ quan y tế có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài theo quy định của Bộ Y tế. Giấy khám hoặc chứng nhận sức khỏe cần có thời hạn 12 tháng, tính từ ngày được ký kết luận đến ngày nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.
  • Phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ xác nhận người nước ngoài không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian chấp hành hình phạt; được Việt Nam hoặc nước ngoài cấp không quá 06 tháng, tính từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
  • Giấy tờ chứng minh là lao động kỹ thuật, chuyên gia, giám đốc điều hành, nhà quản lý cùng các tài liệu theo quy định với một số ngành nghề đặc biệt như bảo dưỡng máy bay, phi công, cầu thủ bóng đá…
  • 02 ảnh màu 4 x 6cm, phông trắng, không đeo kính màu, đầu để trần, ảnh được chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không cần xác định nhu cầu sử dụng lao động)
  • Bản sao có công chứng của hộ chiếu còn thời hạn.
  • Các loại giấy tờ liên quan đối với từng trường hợp cụ thể.
Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài sẽ bao gồm:
Nộp đầy đủ hồ sơ và chi phí làm giấy phép lao động

Bước 3: Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Trong thời gian 05 ngày, tính từ khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ cấp GPLĐ cho người lao động nước ngoài. Nội dung của GPLĐ theo Mẫu 04 Phụ lục III của Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH. Nếu từ chối cấp GPLĐ thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cần gửi văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

Sau khi đã nhận được GPLĐ, lao động nước ngoài thực hiện hợp đồng lao động và người sử dụng lao động cần ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) bằng văn bản trước thời điểm làm việc dự kiến của người lao động nước ngoài.

Trong thời gian 05 ngày tính từ khi ký HĐLĐ, người sử dụng lao động cần nộp cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội bản sao HĐLĐ đã ký kết.

Có thể thấy, chi phí làm giấy phép lao động sẽ được quy định khác nhau tùy từng tỉnh, thành phố. Hiện nay MAN đang cung cấp dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài với quy trình nhanh gọn, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Quý khách quan tâm xin vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Quản Lý Tư Vấn Thuế MAN theo hotline +84 (0) 903 963 163 để được tư vấn hỗ trợ ngay hôm nay!

Ban biên tập: Man.net.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.
error: Thông báo: Nội dung được bảo vệ !!