Dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến cho mọi thứ bị trì trệ, toàn thế giới đã trải qua gần 2 năm khủng hoảng về mọi mặt về kinh tế và xã hội. Trong đó, hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cho doanh thu suy giảm chạm đáy… Vì thế, ngày 23/3/2022, Quốc hội đã bàn họp và quyết định nâng hạn mức tăng ca cho người lao động lên 300 giờ/năm với mong muốn phục hồi nền kinh tế thông qua Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15. Để biết rõ hơn, hãy cùng MAN tìm hiểu Nghị quyết này và điểm qua những điều quan trọng cần phải lưu ý.
Tăng ca 300 giờ/năm và những điều quan trọng của Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15
Nhìn thấy được tình hình quốc tế và thấu hiểu thực trạng đáng báo động trong nước, nhà nước đã tiến hành thay đổi một số điều luật về việc hoạt động của doanh nghiệp để tạo điều kiện cho phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19.
Theo đó Quốc hội đã cho phép các doanh nghiệp nâng hạn mức tăng ca lên tối đa 300 giờ/năm (nhưng không quá 60 giờ/tháng) đối với người lao động đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 nêu rõ, chỉ khi người lao động đồng ý và có nhu cầu tăng ca thì doanh nghiệp mới được sử dụng lao động làm thêm trên 200 giờ (tối đa 300 giờ/năm). Tức việc áp dụng tăng ca ở mỗi doanh nghiệp phải được sự đồng thuận từ hai phía là người sử dụng lao động và lao động.
Tương tự, đối với quy định được tăng ca thêm tối đa 60 giờ/tháng, doanh nghiệp cũng phải nhận được sự đồng thuận của người lao động mới được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ một tháng (tối đa 60 giờ).
Ngoài ra, Trước khi tổ chức tăng ca từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm Doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo việc báo cáo với Sở Lao động TB&XH địa phương khi áp dụng hạn mức tăng ca khi áp dụng hạn mức tăng ca thêm của người lao động. Việc thực hiện phải theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 107 Bộ luật lao động và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Trường hợp không được áp dụng mức tăng ca 300 giờ/năm cho người lao động
Lưu ý, với những trường hợp sau, người lao động không được áp dụng tăng ca theo Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15:
– Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
– Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng;
– Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo;
– Lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Quy định về thời gian bắt đầu và thời hạn áp dụng tăng ca
Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 được áp dụng thực hiện cho toàn bộ cá thể, tổ chức cá nhân sử dụng lao động, doanh nghiệp… trong nước từ ngày 01/4/2022.
Đối với việc tăng ca tối đa 300 giờ/năm của người lao động, số giờ làm thêm sẽ được tính kể từ ngày 1/1/2022 cho đến hết năm 2022. Còn quy định số giờ tăng ca tối đa 60 giờ/tháng được áp dụng thi hành từ 1/4/2022.
Bên cạnh đó, hiệu lực của Nghị quyết số 17 sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2022, việc có gia hạn tiếp hay không, sẽ chờ quyết định từ Quốc hội.
Mức phạt khi đối tượng sử dụng lao động vi phạm pháp luật
Để đảm bảo quyền lợi của người lao động khi thực hiện việc tăng ca trên 200 giờ theo Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15, Quốc hội nêu rõ doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác về làm thêm giờ tại Bộ luật lao động. Doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định về số giờ làm thêm trong ngày; tiền lương phải trả khi làm thêm giờ; sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm… một cách rõ ràng, minh bạch và theo văn bản hướng dẫn của nhà nước.
Trong văn bản pháp luật Việt Nam nêu rõ các mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong việc sử dụng lao động như sau (Đối với doanh nghiệp mức phạt sẽ nhân đôi):
- Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP – Phạt tiền không trả hoặc không trả đủ tiền lương làm thêm giờ (tức lương tăng ca), mức phạt sẽ tăng dần theo số lượng lao động:
- Từ 1 – 10 người: Phạt từ 5 đến 10.000.000 đồng
- Từ 11 đến 50 người: Phạt từ 10 đến đến 20.000.000 đồng
- Từ 51 đến 100 người: Phạt từ 20 đến 30.000.000 đồng
- Từ 101 đến 300 người: Phạt từ 30 đến 40.000.000 đồng
- Từ 301 người trở lên: Phạt 50 triệu đồng
- Điểm b Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP – Phạt tiền nếu không đăng ký tăng ca với Sở Lao động TBXH, mức phạt sẽ từ 2 đến 5 triệu đồng.
- Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP – Phạt tiền nếu tăng ca mà không có sự đồng ý của người lao động. Mức phạt khá nặng, nếu là doanh nghiệp thì mức phạt là từ 40 đến 50 triệu đồng.
- Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP – Phạt tiền nếu tăng ca vượt quá hạn mức. Mức phạt sẽ căn cứ theo số lượng người lao động. Trong đó, mức thấp nhất là 10 đến 20 triệu đồng nếu vi phạm từ 1 đến 10 lao động; từ 120 đến 150 triệu nếu vi phạm từ 301 lao động trở lên.
Việc ban hành quy định tăng ca 300 giờ/năm thông qua Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 là tín hiệu cho thấy nhà nước đang ra sức khắc phục và củng cố nền kinh tế Việt Nam nhưng vẫn vạch ra ranh giới rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của người lao động tránh sai phạm dẫn đến người lao động phải làm việc quá sức.
Ban biên tập Man.net.vn
Nội dung liên quan
Chuyển giá Tin tức
Chuyển giá Tin tức
Tin tức Chuyển giá
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế