Là công việc vô cùng quan trọng mà người kế toán viên phải thực hiện hàng tháng, hàng quý. Nếu là một nhân viên kế toán không có nhiều kinh nghiệm, chắc hẳn bạn sẽ không khỏi thắc mắc cách làm báo cáo thuế ra sao và có những điều gì cần lưu ý trong quá trình lập báo cáo? Bài viết sau đây của MAN sẽ giúp giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Báo cáo thuế là gì? tại sao cần có
Báo cáo thuế là hoạt động kê khai và đóng toàn bộ các loại thuế mà Nhà nước yêu cầu. Mỗi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau sẽ phải đóng những loại thuế khác nhau có liên quan. Ví dụ như thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu…
Tuy nhiên có 3 loại thuế cơ bản đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải kê khai. Đó chính là thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ đều có nghĩa vụ phải làm.
Hướng dẫn làm báo cáo thuế hàng quý
Thuế Giá trị gia tăng
Trước khi kê khai thuế GTGT, doanh nghiệp cần xác định phương pháp kê khai khấu trừ hay trực tiếp:
- Thường thì những doanh nghiệp đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng sẽ kê khai thuế theo hình thức khấu trừ. Khi đó cần thu thập đầy đủ các chứng từ phát sinh liên quan đến thuế gia tăng và kiểm tra tính hợp pháp của các loại giấy tờ này. Ví dụ như hợp đồng, phiếu chi, phiếu thu, hóa đơn… Nếu hợp pháp thì doanh nghiệp tiến hành lập tờ khai Mẫu số 01/GTGT – Thông tư số 119/2014/TT – BTC.
- Phương pháp kê khai thuế GTGT trực tiếp được áp dụng đối với những doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn 1 tỷ đồng hoặc doanh nghiệp mới thành lập nhận góp vốn bằng tài sản cố định, tiến hành đầu tư mua sắm các máy móc, thiết bị… Sau khi tính thuế GTGT xong thì doanh nghiệp cần lập tờ khai Mẫu 04/GTGT – Thông tư 119/2014/TT – BTC.
Thuế Thu nhập cá nhân
Các doanh nghiệp kê khai thuế GTGT định kỳ hàng quý thì cũng phải kê khai thuế TNCN theo quý. Căn cứ trên thông tư 151/2014/TT – BTC, trong doanh nghiệp có những đối tượng cần nộp thuế TNCN thì doanh nghiệp đó sẽ phải kê khai thuế TNCN cho những cá nhân được ủy quyền. Sau khi tính toán số thuế phải nộp cùng các khoản tiền được giảm trừ, doanh nghiệp sẽ kê khai thuế TNCN dựa trên Mẫu 05/KK – TNCN của Thông tư 92/TT – BTC.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính toán dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi trừ hết các loại chi phí. Vì vậy loại thuế này luôn có biến động tăng hoặc giảm. Thông tư 151/2014/TT – BTC đã chỉ rõ, nếu kê khai thuế TNDN theo quý thì doanh nghiệp chỉ phải kê khai khoản tiền tạm tính phát sinh.
- Nếu chênh lệch giữa số tiền tạm tính và số tiền quyết toán trên 20%: Doanh nghiệp phải nộp đủ khoản tiền còn thiếu vào ngày cuối của kỳ hạn nộp thuế quý 4.
- Nếu chênh lệch giữa số tiền tạm tính và số tiền quyết toán chưa đến 20%: Doanh nghiệp phải nộp đủ số tiền còn thiếu trong thời hạn từ ngày tạm nộp thuế đến hết ngày cuối của hạn nộp thuế.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý
Căn cứ trên Điều 5 của Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC, mọi doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp mới thành lập) đều phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý và nộp lên Cơ quan Thuế. Báo cáo này có thể nộp online bằng phần mềm HTKK hoặc nộp trực tiếp.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn chỉ bắt buộc làm hàng tháng với những doanh nghiệp thuộc diện có rủi ro về thuế cao hoặc có hành vi vi phạm và không được phép dùng hóa đơn tự in.
Thời hạn nộp báo cáo thuế theo quý
Dựa trên Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC, thời hạn nộp thuế được quy định như sau:
- Đối với Quý I: Muộn nhất là ngày 30/04 của năm hiện tại
- Đối với Quý II: Muộn nhất là ngày 30/07 của năm hiện tại
- Đối với Quý II: Muộn nhất là ngày 30/10 của năm hiện tại
- Đối với Quý IV: Muộn nhất là ngày 30/01 năm sau
Hướng dẫn: Tự quyết toán thuế TNCN Online 2024 chi tiết nhất
Hướng dẫn làm báo cáo thuế hàng tháng
Khi lập báo cáo thuế hàng tháng, chỉ có các tháng 1, 2 và 3 là có sự khác biệt. Các tháng còn lại sẽ có cách làm báo cáo thuế giống nhau. Sau đây MAN sẽ hướng dẫn cụ thể:
Kỳ báo cáo thuế tháng 1
Kê khai các loại thuế tháng 12, đó là thuế GTGT, thuế TNCN thường xuyên, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Như vậy, hồ sơ kê khai thuế gồm có:
Thuế GTGT:
- Điền tờ khai theo Mẫu 01/GTGT
- Bảng kê chứng từ, hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ Mẫu 01-2/GTGT
- Bản giải trình kê khai điều chỉnh, bổ sung Mẫu 01-KHBS (nếu có)
- Bảng phân bổ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ trong tháng Mẫu 01- 4A/GTGT (nếu có)
- Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh Mẫu 01-5/GTGT
Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có):
- Điền tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt Mẫu 01/TTĐB
- Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt Mẫu 01-1/TTĐB
- Bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ Mẫu 01-2/TTĐB (nếu có)
- Thuế tài nguyên (nếu có):
- Điền tờ khai Mẫu 01/TAIN hoặc 02/TAIN
Thuế thu nhập cá nhân thường xuyên:
- Điền tờ khai thuế TNCN khấu trừ tại nguồn Mẫu 01/TNCN, nếu khấu trừ 10% thì dùng tờ khai Mẫu 02/TNCN, khấu trừ 25% thì dùng Mẫu 03/TNCN
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý IV năm trước đó
- Kê khai và nộp thuế TNDN tạm tính Quý IV năm trước đó (chỉ phải nộp thuế)
Các loại thuế phải kê khai và nộp hàng năm:
- Thuế môn bài (nếu vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên thì không phải nộp), thuế sử dụng đất nông nghiệp (nếu có) và thuế nhà đất.
- Hồ sơ kê khai gồm có: Tờ khai thuế môn bài Mẫu 01/MBAI, Tờ khai thuế nhà đất Mẫu 01/NĐAT, Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp Mẫu 01/SDNN.
Thời hạn nộp hồ sơ và nộp thuế: Muộn nhất là ngày thứ 30 trong tháng 1.
Kỳ báo cáo thuế tháng 2
Trong kỳ báo cáo này, doanh nghiệp cần kê khai các loại thuế phát sinh trong tháng 1, gồm có: thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế tài nguyên (nếu có) và thuế TNCN thường xuyên.
Hồ sơ gồm có tờ khai, chứng từ và tiến hành kê khai giống với kỳ thuế của tháng 12 năm trước.
Thời hạn nộp hồ sơ và nộp thuế: Muộn nhất là ngày 20 của tháng 2. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần làm thêm báo cáo quyết toán sử dụng hóa đơn năm trước Mẫu BC-29/HĐ ban hành kèm Thông tư 120/2002/TT-BTC, thời hạn nộp muộn nhất là trước 25/2.
Kỳ báo cáo thuế tháng 3
Doanh nghiệp kê khai thuế tháng 2 dựa trên hồ sơ khai thuế của kỳ thuế tháng 1, bao gồm:
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý 1 hiện tại dựa trên biểu mẫu của phần mềm HTKK 3.2.4. Muộn nhất phải nộp vào ngày thứ 20 trong tháng 4.
- Thuế GTGT hàng năm tính bằng phương pháp trực tiếp căn cứ vào GTGT (đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý)
- Thuế TNDN
- Thuế TNCN thường xuyên
- Thuế Tài nguyên (nếu có)
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Mẫu BC26-AC
Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ khai thuế muộn nhất vào ngày thứ 20 của tháng 3.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải quyết toán các loại thuế của năm trước, đó là:
- Thuế GTGT tính bằng phương pháp trực tiếp dựa vào GTGT, sử dụng Mẫu 04/GTGT
- Thuế TNDN theo Mẫu 03/TNDN, báo cáo tài chính năm và phụ lục đi kèm với tờ khai tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp
- Thuế TNCN
- Thuế tài nguyên Mẫu 03/TAIN
Hồ sơ khai quyết toán thuế và thuế năm cần được nộp muộn nhất là vào ngày thứ 90 tính từ 31/12.
Kỳ báo cáo thuế các tháng còn lại
Đối với kỳ báo cáo thuế của các tháng còn lại, doanh nghiệp cung cấp các hóa đơn, chứng từ và tiến hành làm báo cáo giống với các tháng 1, 2 và 3
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của quý hiện tại, kê khai và nộp trước ngày 20 thuộc quý sau
Tờ khai thuế TNDN tạm tính của quý hiện tại cần được kê khai, nộp trước ngày 30 thuộc quý sau
Xem thêm: Hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì? Hướng dẫn thủ tục
Lưu ý khi làm báo cáo thuế hàng tháng
Khi làm hàng tháng, có một số điểm mà kế toán viên cần lưu ý:
- Hóa đơn bán ra cần được sắp xếp, phân loại theo quy trình ngày tháng và số thứ tự
- Khi sử dụng phần mềm kế toán để hạch toán, cần phân biệt giữa công cụ, dụng cụ, tài sản, nguyên vật liệu và hàng hóa
- Nên photo thêm vài bản hóa đơn, chứng từ để lưu trữ, tránh trường hợp bị mất không có căn cứ để đối chứng
- Phải có sự cẩn trọng trong quá trình kê khai hàng tháng, kiểm tra rà soát lại kỹ càng
- Dùng phần mềm kế toán để hạch toán hàng tháng, điều chỉnh sao cho thật chính xác trước khi xuất dữ liệu và nộp tờ khai
- Giải quyết các vấn đề về tài khoản khi cân đối kế toán
- Quyết toán thuế TNDN trước để làm căn cứ đối chiếu mức chênh lệch về thuế TNDN. Sau đó tạo bút toán xử lý mức chênh lệch thuế TNDN rồi kết chuyển lại và lập Báo cáo tài chính.
- Hàng tháng kế toán viên cần cân đối lại các yếu tố như lợi nhuận, chi phí, thuế… để đơn giản hóa việc lập báo cáo tài chính vào cuối năm.
Để làm báo cáo thuế đòi hỏi người kế toán viên cần có kiến thức chuyên môn vững vàng cùng kỹ năng xử lý linh hoạt. Từ đó giúp cho công việc được thực hiện một cách hiệu quả, nhanh chóng. Đừng ngần ngại liên hệ với MAN theo hotline +84 (0) 903 963 163 nếu muốn được tư vấn thêm cách lập báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý nhé.
Ban biên tập: Man.net.vn
Nội dung liên quan
Chuyển giá Tin tức
Chuyển giá Tin tức
Tin tức Chuyển giá
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế
Tin tức Báo cáo Thuế