Kiểm toán tài sản cố định (TSCĐ) cần được thực hiện một cách cẩn trọng bởi loại tài sản này chiếm tỷ trọng rất lớn đối với tổng tài sản chung của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nghiệp vụ kiểm toán khoản mục này cũng khá phức tạp, vì vậy đòi hỏi kiểm toán viên cần trang bị cho mình vốn kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm dày dặn. Sau đây MAN – Master Accountant Network sẽ hướng dẫn bạn đọc quy trình kiểm toán TSCĐ chi tiết nhất.

Tổng quan về kiểm toán tài sản cố định chi tiết

Do chiếm tỷ trọng cao đối với tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp nên các khoản mục về TSCĐ cũng phản ánh đúng tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp. Do đó khi kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) thì kiểm toán viên không thể bỏ qua kiểm toán TSCĐ.

Tổng quan về kiểm toán tài sản cố định chi tiết
Tổng quan về kiểm toán tài sản cố định chi tiết

Tài sản cố định định nghĩa là gì?

Căn cứ trên Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định là loại tài sản khấu hao theo thời gian và có thời hạn sử dụng cố định. Dưới đây là định nghĩa đối với từng loại tài sản cố định cụ thể:

  • Tài sản cố định hữu hình: Là các tư liệu lao động chủ yếu sở hữu hình thái vật chất đáp ứng các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn duy trì được hình thái vật chất ban đầu. Đó có thể là các phương tiện vận tải, thiết bị, máy móc, nhà cửa…
  • Tài sản cố định vô hình: Là những loại tài sản không tồn tại dưới dạng vật chất mà thể hiện lượng giá trị đã được đầu tư đáp ứng những tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, được sử dụng cho nhiều chu kỳ kinh doanh. Ví dụ như các chi phí về đất sử dụng, chi phí về bằng phát minh, quyền phát hành, bản quyền tác giả, bằng sáng chế…
  • Tài sản cố định thuê tài chính: Là các loại TSCĐ được doanh nghiệp thuê từ các công ty cho thuê tài chính. Khi hết thời gian thuê, bên thuê có thể tiếp tục thuê tài sản dựa trên hợp đồng thỏa thuận hoặc mua lại tài sản đã thuê. Tổng số tiền thuê loại tài sản này ít nhất phải tương đương giá trị tài sản đó ở thời điểm ký kết hợp đồng thuê tài chính. Tất cả các TSCĐ đi thuê không đáp ứng những quy định này sẽ được tính là tài sản cố định thuê hoạt động.
  • Tài sản cố định tương tự: Là loại TSCĐ có giá trị tương đương và công dụng tương tự trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

Kiểm toán tài sản cố định là như thế nào?

Kiểm toán tài sản cố định là hoạt động kiểm tra, xác minh mức độ phù hợp và trung thực của những khoản mục liên quan đến tài sản cố định được trình bày trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Việc kiểm toán TSCĐ dựa trên chuẩn mực kế toán tài sản cố định và những quy tắc, chuẩn mực khác về kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật.

Kiểm toán tài sản cố định là như thế nào?
Kiểm toán tài sản cố định là như thế nào?

Tại sao cần kiểm toán TSCĐ trong doanh nghiệp?

Tài sản cố định tốn nhiều chi phí đầu tư nhưng lại có tốc độ quay vòng vốn chậm. Do đó kiểm toán viên (KTV) cần kiểm toán TSCĐ để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả khi đầu tư vào TSCĐ. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch đầu tư vào tài sản cố định một cách hợp lý.

Khi kiểm toán những khoản mục TSCĐ, KTV có thể tìm thấy các sai sót trong việc xác định chi phí hình thành nguyên giá TSCĐ cũng như những chi phí sửa chữa, khấu hao tài sản. Ngoài ra, những khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình thường rất dễ xảy ra gian lận, sai phạm và gây ra nhiều khó khăn khi tập hợp chi phí hoặc đưa ra nhận định chính xác về giá trị. Đây là những sai sót có nhiều khả năng dẫn đến các sai sót trọng yếu trên BCTC.

Các mục tiêu trong việc kiểm toán tài sản cố định

Nhìn chung, việc kiểm toán tài sản cố định hướng tới mục tiêu cao nhất là giúp KTV thu thập một cách chính xác và đầy đủ những thông tin quan trọng làm căn cứ đưa ra ý kiến đánh giá về mức độ phù hợp, tính trung thực của BCTC. Bên cạnh đó, kiểm toán TSCĐ cũng cho phép KTV đánh giá hiệu quả đầu tư kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, từ đó đưa ra những tư vấn hữu ích để doanh nghiệp cải thiện kế hoạch kinh doanh và đạt được hiệu quả cao nhất.

Các mục tiêu trong việc kiểm toán tài sản cố định
Các mục tiêu trong việc kiểm toán tài sản cố định

Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để kiểm toán TSCĐ

Trước khi bắt tay vào kiểm toán tài sản cố định, kiểm toán viên cần chuẩn bị đầy đủ các loại tài liệu, hồ sơ dưới đây:

  • Sổ cái, sổ kê khai chi tiết những tài khoản liên quan đến TSCĐ.
  • BCTC, bảng cân đối sổ phát sinh.
  • Danh sách chi tiết TSCĐ tăng/giảm, thanh lý, chuyển nhượng khác trong kỳ theo từng loại.
  • Chứng từ liên quan đến TSCĐ trong kỳ.
  • Bảng khấu hao TSCĐ trong kỳ.
  • Hồ sơ TSCĐ gồm có biên bản kiểm kê tài sản cố định, danh mục tài sản cố định phân bổ theo nhóm.
  • Danh mục xây dựng cơ bản dở dang.

Hướng dẫn thủ tục, quy trình kiểm toán tài sản cố định

Quy trình, thủ tục kiểm toán TSCĐ được MAN trình bày chi tiết bên dưới:

Hướng dẫn thủ tục, quy trình kiểm toán tài sản cố định
Hướng dẫn thủ tục, quy trình kiểm toán tài sản cố định

Đối chiếu số liệu

  • KTV sẽ so sánh số liệu trên bảng cân đối sổ phát sinh và BCTC, số liệu trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp, số liệu trên bảng tính khấu hao và sổ kế toán… đối với từng loại TSCĐ.
  • Sau đó KTV sẽ tiến hành so sánh số liệu ghi nhận đầu năm và số liệu cuối năm.

Thủ tục phân tích

  • Đánh giá sự đồng nhất, hợp lý của TSCĐ so với năm trước, nếu thấy có biến động bất thường KTV cần tìm hiểu nguyên nhân.
  • Kiểm tra tổng hợp đối ứng các tài khoản liên quan đến TSCĐ và xác định những đối ứng bất thường nếu có.
  • Kiểm tra chi phí khấu hao bằng cách đối chiếu chi phí khấu hao TSCĐ của kỳ này so với kỳ trước, với kế hoạch chi phí giữa các tháng/các quý trong kỳ hoặc trong năm. Khi phát hiện những biến động bất thường thì KTV phải đi tìm nguyên nhân của bất thường đó.
  • Dựa vào các số liệu phân tích được để kiểm tra chi tiết.
Đánh giá sự đồng nhất, hợp lý của tài sản cố định so với năm trước
Đánh giá sự đồng nhất, hợp lý của tài sản cố định so với năm trước

Kiểm tra chi tiết

  • Nếu là năm đầu tiên kiểm toán TSCĐ, KTV có thể sử dụng BCTC đã được kiểm toán vào năm trước đó (nếu có) để so sánh với số dư đầu năm hiện tại. Nếu thực sự cần thiết KTV có thể thu thập thông tin từ hồ sơ kiểm toán năm trước đó.
  • Thu thập bảng kê chi tiết TSCĐ và so sánh với biên bản kiểm kê TSCĐ dưới sự chứng kiến của KTV. Nếu doanh nghiệp không thực hiện việc kiểm kê tài sản cố định hoặc KTV không chứng kiến quá trình kiểm kê thì có thể lựa chọn một số loại TSCĐ với giá trị lớn nhất để kiểm kê ngay tại thời điểm cuộc kiểm toán diễn ra.

Kiểm tra chứng từ gốc các TSCĐ tăng trong kỳ

  • Nếu là TSCĐ tạo nên từ xây dựng cơ bản: KTV tiến hành xác minh số liệu kết chuyển tương ứng từ tài khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang, xác minh các biên bản bàn giao được đưa vào sử dụng và thời điểm tính khấu hao.
  • Nếu là TSCĐ thuê tài chính: KTV sẽ kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động ghi nhận TSCĐ thuê tài chính khi so sánh với VAS 06, kiểm tra và xác định tính chính xác của nguyên giá gồm cả gốc và lãi thuê…
  • Nếu là TSCĐ do trao đổi: KTV sẽ kiểm tra tính phù hợp của việc hạch toán nguyên giá với VAS 03 và VAS 04.
  • Kiểm tra, xác minh những chứng từ gốc liên quan đến TSCĐ giảm trong kỳ gồm có quyết định điều chuyển nội bộ, hóa đơn, thanh lý… Kiểm tra hạch toán giảm cách xác định lỗ/lãi thanh lý, chuyển nhượng TSCĐ…

Kiểm tra khấu hao

  • Để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu thì KTV cần chắc chắn rằng bảng tính khấu hao (đã bao gồm toàn bộ TSCĐ, tổng nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế cũng như giá trị còn lại) cần phải có sự trùng khớp với các số liệu trên BCTC.
  • Tiến hành xác minh mức độ hợp lý của thời gian và tỷ lệ khấu hao TSCĐ, khung thời gian đó có phù hợp với những quy định pháp luật hiện hành không, có đồng bộ với các năm trước đó không.
  • Chọn mẫu hoặc tính toán lại tất cả chi phí khấu hao.
Kiểm toán viên cần chắc chắn rằng bảng tính khấu hao có sự trùng khớp với các số liệu trên BCTC
Kiểm toán viên cần chắc chắn rằng bảng tính khấu hao có sự trùng khớp với các số liệu trên BCTC

Rà soát toàn bộ

Tiếp theo, KTV cần đọc lướt sổ kế toán chi tiết để tránh việc bỏ sót các nghiệp vụ khác thường.

Thử nghiệm hệ thống kiểm soát

Trong quá trình kiểm toán TSCĐ, KTV sẽ thử nghiệm hệ thống kiểm soát nội bộ tài sản cố định dựa trên công bố của doanh nghiệp và tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung nếu cần.

Sai sót và rủi ro thường gặp khi kiểm toán đối với tài sản cố định

  • Không tiến hành kiểm kê TSCĐ vào cuối mỗi kỳ.
  • Chưa thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu TSCĐ cho doanh nghiệp.
  • Chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ nhưng vẫn hạch toán tăng TSCĐ.
  • Phân nhóm, phân loại TSCĐ chưa chính xác.
  • Hạch toán tài sản cố định giảm mặc dù chưa có quyết định thanh lý.
  • Phân bổ khấu hao cho các bộ phận không hợp lý.
  • Đối với tài khoản xây dựng cơ bản dở dang: Không có biên bản nghiệm thu công trình, không có đầy đủ hóa đơn chứng từ, không thực hiện việc theo dõi chi tiết…
Sai sót và rủi ro thường gặp khi kiểm toán đối với tài sản cố định
Sai sót và rủi ro thường gặp khi kiểm toán đối với tài sản cố định

 

  • Nguyên giá TSCĐ được xác định không chính xác.
  • Chi phí nâng cấp TSCĐ hoặc chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động đưa TSCĐ vào sử dụng không được ghi nhận trong nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán cùng với chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ…
  • Phương pháp khấu hao được sử dụng không phù hợp, có sai sót trong trong việc xác định chi phí khấu hao.
  • Phần chi phí khấu hao không được trừ theo quy định nhưng được tính chung vào chi phí được trừ khi xác định chi phí tính thuế TNDN.

Những lưu ý cần thiết khi thực hiện kiểm toán đối với TSCĐ

  • KTV nên kết hợp nhiều phương pháp khi kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định để phát hiện được các nhược điểm của hệ thống này và đánh giá rủi ro sai phạm.
  • Tăng cường mối quan hệ giữa thủ tục kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích.
  • Ban giám đốc doanh nghiệp cần soát xét các tài liệu làm việc của KTV, ký duyệt những giấy tờ đã được soát xét khi cuộc kiểm toán kết thúc.
Những lưu ý cần thiết khi thực hiện kiểm toán đối với TSCĐ
Những lưu ý cần thiết khi thực hiện kiểm toán đối với TSCĐ

 

Trên đây là những kiến thức hữu ích cần biết về kiểm toán tài sản cố định. Nếu đang gặp khó khăn trong việc kiểm toán TSCĐ, bạn hãy liên hệ ngay với MAN – Master Accountant Network để được trợ giúp kịp thời nhé.

Xem thêm: Các phương pháp kiểm toán cơ bản cập nhật mới nhất

Ban biên tập: MAN – Master Accountant Network

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi sử dụng cookie và các công nghệ tracking khác như Google Analytics... để cải thiện trải nghiệm duyệt web của bạn.